Marketing is Everything – BSOVN - Giải Pháp cho doanh nghiệp Việt

Chào mừng các bạn đến với Công Ty Tư Vấn và Giải Pháp Công Nghệ BSO

1/3/13 Nguyễn Thái Sơn

P.3, Q. Gò Vấp, HCM

8:30 AM - 7:00 PM

Thứ hai đến thứ bảy

Th2 28, 2017
by

Marketing is Everything

Chúng ta có thể hiểu Marketing: Market là Chợ và Marketing là Bán hàng ở Chợ, bao gồm việc Chọn: Thị trường (chợ), chọn giải pháp (sản phẩm, dịch vụ), Kênh phân phối, Đặc điểm (sự khác biệt trong hoạt động, sản phẩm, dịch vụ, hệ thống, văn hóa, chất lượng ..)
Marketing là một quá trình liên tục tương tác với khách hàng, để tạo sự kết nối giữa giải pháp của Doanh nghiệp với nhu cầu của Khách hàng mục tiêu, cùng hướng đến Hoàn hảo – Perfect là sự thỏa mãn tương xứng và vững bền giữa hai bên.

. 4P ban đầu do Kotler đề nghị cho chiến lược Marketing:

 Product – what you are selling
 Price – how much you are charging for your product
 Promotion – how you tell people about your offer i.e. your product
 Place – how people can buy your product

. Rồi 3P tiếp theo xuất hiện:

 People – dịch vụ được thực hiện bởi những con người có hiệu suất làm việc tốt, ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ.
 Process – Quy trình – bao gồm có cả thái độ tôn trọng quy định của quy trình và chất lượng của từng phần trong quy trình đó.
 Physical evidence – Những chứng nhận hoặc giải thưởng uy tín mà thương hiệu có được.

. Và rồi …:

 Personalization: Tuỳ biến cá nhân. Mỗi khi bạn vào một trang web, hệ thống phần mềm đằng sau trang web sẽ lưu lại thói quen của bạn, những người làm marketing internet giỏi nhất sẽ là những người tạo ra những trang cá nhân tiện dụng cho khách ghé thăm trang nhà của bạn. Điều này có thể được áp dụng trong những hệ thống siêu thị được áp dụng công nghệ thông tin cao cấp, khi bạn là một khách quen, người hướng dẫn có thể gợi ý cho bạn đến những sản phẩm mới nhanh chóng và thuận tiện.
 Participation: Cho phép và hướng dẫn khách hàng cùng tham gia xây dựng những gì mà thương hiệu của bạn đại diện – có thể là sự định hướng của sản phẩm mới, có thể là những quảng cáo cho sản phẩm của bạn, cũng có thể là những diễn đàn thu thập ý kiến phản hồi hoặc tạo ra cộng đồng yêu thích sản phẩm của bạn.
 Peer-to-Peer: Tạo ra cộng đồng giao tiếp hoặc mạng lưới xã hội nhằm tuyên truyền cho những người khác biết đến sản phẩm của bạn. Điều này hoàn toàn không phải là sự áp đặt định nghĩa như quảng cáo truyền hình hoặc áp đặt bằng các bài báo PR.
 Predictive modeling: Dự đoán mô hình – sử dụng các thuật toán và chương trình nhằm đưa ra những mô hình tối ưu hơn cho chính công việc marketing trên các môi trường liên tục biến đổi, đặc biệt như internet.
 Positioning: Định vị – Xác định và thực hiện “cài đặt” vị trí của thương hiệu – nhãn hiệu vào tâm trí khách hàng (Được Al Ries và Jack Trout phát triển định nghĩa này).
 Push/Pull: Khi nhắc tới việc thực hiện marketing phục vụ cho những hệ thống phân phối lớn (siêu thị hoặc những sản phẩm có thị trường toàn cầu) nhằm tối ưu hoá hệ thống kho bãi, chúng ta xem xét thêm hệ thống kéo thả và phương thức marketing cho hệ thống kéo thả. Toyota đã áp dụng rất tốt phương thức marketing, sản xuất và phân phối theo hệ thống kéo.
 Push/Pull cũng có thể hiểu là cách làm marketing bằng các ý tưởng nhằm đẩy sản phẩm tới khách hàng hoặc kéo khách hàng tới nơi bán sản phẩm của mình. Thông thường, Push/Pull chính là quá trình thực hiện các chiến dịch Promotions.
 Personal/Partner/Politic Relationship: Mối quan hệ con người, không chỉ là các mối quan hệ giữa người trong tổ chức, với các đối tác, ngày nay, các mối quan hệ thậm chí được hiểu là với những thế lực chính trị trong xã hội. Điều này rất cần quan tâm trong những tổ chức đa quốc gia. Sự ủng hộ của chính quyền cho một thương hiệu có thể đáng giá hơn nhiều lần công sức làm marketing tốn kém.
 Persuasion: Tính chất tín ngưỡng của thương hiệu. Làm cho khách hàng trở thành những Fan – Tín đồ trung thành của thương hiệu chính là điều mà bất cứ “Nhà truyền giáo marketer” nào cũng mong muốn.
 Performance: Hiệu suất hoàn thành công việc – Người ta sẽ nói doanh nghiệp của bạn là một tổ chức năng động nếu bạn có một hiệu suất làm việc cao. Nếu con người của tổ chức luôn luôn trong tình trạng “high performance” – bạn có thể tạo ra môi trường mà nhiều người mong muốn được làm việc cho nó. Có thể nói, hiệu năng chính là chìa khoá thứ nhất cho sự thành công của mọi thương hiệu.
 Profitable: Lợi ích – Theo mô hình lý thuyết mới nhất về marketing, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm đến và phát triển lợi ích bổ và giá trị bổ sung (chuỗi giá trị) mang lại cho khách hàng, nhân viên và đối tác.
 Proactive: Sự tiên phong – Sự sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mang tính chất tiên phong, đầu tiên nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Đây là một trong số những yếu tố thành công then chốt mà rất nhiều bậc thầy marketing đều hướng tới.
 Pleasure: Sự yêu thích, niềm thú vị vượt trên cả nhu cầu, do những sản phẩm và dịch vụ của bạn mang lại. Có thể xem đây là một trong số những yếu tố thuộc chuỗi giá trị.
 Periodic: Tính tuần hoàn và lặp lại – Để xây dựng một thói quen cho khách hàng.
 Psychology: Tâm lý và các công cụ tâm lý – Chắc chắn là một thành phần không thể thiếu trong quá trình thực hiện các chiến dịch marketing.
 Perceptions: Sự nhân thức và việc làm phù hợp với nhận thức mới – Trong khi xã hội biến đổi thông tin liên tục, thời đại internet phát triển rộng khắp, hàng loạt những khái niệm mới, nhận thức mới hình thành, thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ của bất kì doanh nghiệp nào cũng cần bắt kịp nhận thức mới của cộng đồng.

Theo dòng thời gian và thị trường, sẽ còn vô vàng P khác nữa được sinh ra đời. Điều này làm chúng ta phải quay về bản chất vốn có của Marketing là gì với 3 Khái niệm cốt lõi (Marketing Originals):
 Nhu cầu (need): là trạng thái thiếu hụt một sự thỏa mãn cơ bản (thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự quí trọng,..) – Maslow.
 Mong muốn (Want): là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn được những nhu cầu sâu xa hơn (Hamburger, Mercedes, Audi…).
 Yêu cầu (Demand): là sự mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng. Mong muốn trở thành yêu cầu khi có sức mua hỗ trợ.

Vậy mọi chiến lược Marketing đều hướng đến 1 mục tiêu DUY NHẤT: SỰ HOÀN HẢO hay còn điều gì khác hơn nữa để ?

 Perfect: Hoàn hảo – Xu hướng chung của tất cả người tiêu dùng là tìm kiếm những Giải pháp hoàn hảo, điều này bắt buộc mọi doanh nghiệp phải cung cấp những Giải pháp hoàn hảo.

“Marketing is everything toward perfection” – lhmv –

Lương Huỳnh Minh Vy.
Marketer – Ogaland Việt Nam.
“Giải pháp Khỏe Đẹp đến từ Nhật bản”

#qtvkn_lhmv #qtvkn_marketing

Nguồn : Quản Trị và Khởi Nghiệp

Call Now Button
Gửi tin nhắn facebook