Lạc vào “mê hồn trận” siêu thị: Chỉ cần bước chân xuống xe, bạn đã lọt vào “bẫy tiêu tiền” – BSOVN - Giải Pháp cho doanh nghiệp Việt

Chào mừng các bạn đến với Công Ty Tư Vấn và Giải Pháp Công Nghệ BSO

1/3/13 Nguyễn Thái Sơn

P.3, Q. Gò Vấp, HCM

8:30 AM - 7:00 PM

Thứ hai đến thứ bảy

Th10 03, 2018
by

Lạc vào “mê hồn trận” siêu thị: Chỉ cần bước chân xuống xe, bạn đã lọt vào “bẫy tiêu tiền”

“Hai phần ba sản phẩm trong giỏ hàng thường là những vật bạn không hề có ý định mua trước khi bước vào siêu thị” – trích dẫn sách Khoa học của mua sắm.

Ngay tại cửa vào siêu thị

Bẫy: Máy ATM

Lạc vào “mê hồn trận” siêu thị: Chỉ cần bước chân xuống xe, bạn đã lọt vào “bẫy tiêu tiền” - Ảnh 1.

Mục đích: Cung cấp đầy đủ tiền mặt cho những người mua hàng. Sự hiện hữu của tiền sẽ tạo tâm lý “được chống lưng”, mở đường cho các nhu cầu bộc phát.

Cách né bẫy: Lên danh sách mua sắm và tuyệt đối tuân thủ từ đầu đến khi thanh toán, tốt hơn nữa là chuẩn bị số tiền mặt vừa đủ và bỏ thẻ ATM ở nhà.


Ngay khi bước vào siêu thị

Bẫy: Hoa tươi

Lạc vào “mê hồn trận” siêu thị: Chỉ cần bước chân xuống xe, bạn đã lọt vào “bẫy tiêu tiền” - Ảnh 3.

Mục đích: “Hoa tươi có khả năng nâng cao hình ảnh của cả một siêu thị,” theo Wendy Liebmann – giám đốc WSL Strategic Retail. “Khách hàng đón nhận hình ảnh đẹp đẽ, tươi mới, thơm tho và sẽ giữ nguyên cảm giác đó khi mua sắm.”

Cách né bẫy: Dù hấp dẫn và giá rẻ cho đến mấy, hoa ở siêu thị chỉ nên được mua theo nhu cầu, tránh mua vì sự tiện lợi. Hoa được bảo quản trong môi trường máy lạnh sẽ có thời gian trưng ngắn hơn ở ngoài nhiệt độ phòng.

Bẫy: Hoa quả tươi

Lạc vào “mê hồn trận” siêu thị: Chỉ cần bước chân xuống xe, bạn đã lọt vào “bẫy tiêu tiền” - Ảnh 4.

Mục đích: Tiếp tục truyền tải cảm giác “tươi mới” cho khách hàng. Những vị thượng đế cần được trấn an rằng hàng hóa tại siêu thị đều mới được nhập về, và họ đang đang đón nhận “quyền lợi” được mua trước những người khác.

Cách né bẫy: Lựa chọn kỹ những hoa quả tươi nhất. “Siêu thị thường ưu tiên các sản phẩm nhập cũ ở trên hoặc bên ngoài nhằm giải quyết tồn kho một cách nhanh nhất.” Theo Mike Tesler, chủ tịch của Retail-Concepts.

Bẫy: Lò bánh mì

Lạc vào “mê hồn trận” siêu thị: Chỉ cần bước chân xuống xe, bạn đã lọt vào “bẫy tiêu tiền” - Ảnh 5.

Mục đích: Mùi bánh mì nóng hổi vừa ra lò sẽ làm bao tử của khách hàng “cồn cào”. Một nguyên tắc bất di bất dịch trong bán lẻ: “Khách hàng đói là khách hàng có nhu cầu mua sắm cao!”

Cách né bẫy: Ăn no trước khi đi siêu thị.

Bẫy: Các sản phẩm tiện lợi (Sữa, nước giải khát đóng chai …)

Lạc vào “mê hồn trận” siêu thị: Chỉ cần bước chân xuống xe, bạn đã lọt vào “bẫy tiêu tiền” - Ảnh 6.

Mục đích: Tạo một đối trọng trực tiếp đối với các cửa hàng tiện lợi. Khách hàng có thể nhanh chóng mua và thanh toán những sản phẩm thông dụng nhất của cửa hàng tiện lợi như: nước, sữa, mì gói, xúc xích, thực phẩm đóng hộp …

Cách né bẫy: Nếu bạn chỉ cần mua một lốc sữa và vài cây xúc xích, ngay lập tức lấy những sản phẩm này và quay ra thanh toán. Hạn chế mong muốn “đi dạo một vòng” trong siêu thị để tránh những mua sắm không đáng có.


Trong siêu thị

Bẫy: Sản phẩm đầu kệ

Lạc vào “mê hồn trận” siêu thị: Chỉ cần bước chân xuống xe, bạn đã lọt vào “bẫy tiêu tiền” - Ảnh 8.

Mục đích: Một vị trí “đắc địa” để quảng cáo sản phẩm mới và thúc đẩy doanh thu. Các nhãn hàng thường phải trả một khoản tiền không nhỏ để được xuất hiện tại nơi đây. Ở nhiều siêu thị Việt Nam, chúng ta thường thấy thêm những sản phẩm “đổ đống” ở giữa lối đi.

Cách né bẫy: Hàng được trưng bày rộng rãi chưa chắc là hàng giảm giá. “Đa phần những mặt hàng được đưa lên đầu kệ là các mặt hàng mới hoặc mặt hàng cần được đẩy doanh thu” – một chuyên gia bán lẻ nhận định, “Và đặc biệt là những mặt hàng ở khu vực này sẽ có tần suất trở lại thường xuyên, vì nó đã nằm trong ngân sách quảng bá của công ty. Nếu bạn chưa có nhu cầu thật sự, hãy đợi vì nó sẽ tiếp tục được “sale”.”

Bẫy: Quầy ăn thử

Lạc vào “mê hồn trận” siêu thị: Chỉ cần bước chân xuống xe, bạn đã lọt vào “bẫy tiêu tiền” - Ảnh 9.

Mục đích: Giữ chân khách hàng, giới thiệu những sản phẩm mới.

Cách né bẫy: Lợi dụng “bẫy” này để giảm cơn đói và nhu cầu mua sắm. Đi thẳng đến những quầy thử đồ ăn nếu bạn lỡ đến siêu thị với cái bụng đói.

Bẫy: Khu vực ăn uống

Lạc vào “mê hồn trận” siêu thị: Chỉ cần bước chân xuống xe, bạn đã lọt vào “bẫy tiêu tiền” - Ảnh 10.

Mục đích: Khách hàng đói cũng sẽ là những khách hàng mua sắm hấp tấp. Vì thế, siêu thị sẽ tạo điều kiện cho các thượng đế được thư giãn tại đây để tiếp tục tiêu tiền.

Cách né bẫy: Thức ăn ở các khu ăn uống trong siêu thị thường có chất lượng khá cao so với giá thành, nếu có ngân sách để ăn ngoài, bạn nên tranh thủ làm đầy bụng tại đây trước khi quyết định mua sắm bất cứ thứ gì.


Nằm sâu trong siêu thị

Bẫy: Đồ gia dụng, văn phòng phẩm, thịt và rau tươi …

Lạc vào “mê hồn trận” siêu thị: Chỉ cần bước chân xuống xe, bạn đã lọt vào “bẫy tiêu tiền” - Ảnh 12.

Mục đích: Siêu thị thường để những sản phẩm này ở những khu vực “xa xôi” nhất, nhằm gia tăng cơ hội “dụ dỗ” khách hàng với những sản phẩm trên đường đi, nhất là các bà nội trợ với nhu cầu “mua nhanh” một số thực phẩm cần thiết cho bữa ăn.

Cách né bẫy: Giữ vững tinh thần, chỉ mua những thứ thật sự cần thiết!


Quầy tính tiền

Bẫy: Cơn thèm ngọt cho cả người lớn và trẻ nhỏ (bánh, kẹo …)

Lạc vào “mê hồn trận” siêu thị: Chỉ cần bước chân xuống xe, bạn đã lọt vào “bẫy tiêu tiền” - Ảnh 14.

Mục đích: Biến thời gian chờ thành thời gian mua sắm. Nhiều nghiên cứu cho thấy đây là khu vực có lợi nhuận tốt nhất trong siêu thị.

Cách né bẫy: Hãy tự nhủ với lòng mình, nếu bạn đã không mua chúng trong lúc “dạo” trong siêu thị, tại sao bạn lại mua chúng tại đây? Hãy chọn khu vực thanh toán có số người chờ ít nhất và thoát khỏi bẫy tiêu tiền càng nhanh càng tốt!


“Nghệ thuật” sắp xếp kệ hàng

Ngoài cách bố trí không gian, các kệ hàng cũng là nơi để siêu thị tranh thủ “dụ dỗ” khách hàng chi tiêu ngoài mong muốn của họ.

Lạc vào “mê hồn trận” siêu thị: Chỉ cần bước chân xuống xe, bạn đã lọt vào “bẫy tiêu tiền” - Ảnh 16.

Kệ trên cùng

Sản phẩm: Ít tên tuổi, sản phẩm địa phương.

Mục đích: Tạo sự khác biệt giữa các siêu thị, các nhãn hàng trên cao thường không có ngân sách trưng bày, nhưng nó cũng trở thành một nơi mua các sản phẩm “độc đáo” cho khách hàng.

Kệ “vàng” (thứ hai và ba từ trên xuống)

Sản phẩm: Bán chạy nhất hoặc những nhãn hàng lớn.

Mục đích: Là nơi đem về phần lớn doanh thu của siêu thị, không chỉ từ khách hàng mà còn từ phí “đặt chỗ” của nhãn hàng. Bạn nên mở rộng khu vực tìm kiếm ra các kệ khác để tìm được sản phẩm “hời” nhất.

Kệ “con nít” (ngay tầm mắt trẻ em)

Lạc vào “mê hồn trận” siêu thị: Chỉ cần bước chân xuống xe, bạn đã lọt vào “bẫy tiêu tiền” - Ảnh 17.
Sản phẩm: Ngũ cốc, kẹo ngọt, bánh …

Mục đích: Để những đứa trẻ cũng có thể lấy những sản phẩm và đòi người lớn mua cho bằng được. Một nghiên cứu cho thấy các nhóm đi siêu thị có con nít sẽ chi nhiều hơn từ 10% đến 40%. Nếu đi siêu thị với trẻ nhỏ, bạn nên “thỏa mãn” trước cho chúng bằng một cái bóng bay, một chiếc kẹo, hay bỏ chúng vào xe đẩy để đánh lạc hướng.

Kệ dưới cùng

Sản phẩm: Nhãn hiệu của siêu thị, hoặc các sản phẩm cồng kềnh số lượng lớn.

Mục đích: Các nhãn hiệu siêu thị luôn có mức giá thấp nhưng tỷ suất lợi nhuận cao, để ở những kệ cuối sẽ góp phần chừa “chỗ đẹp” để kinh doanh, đồng thời vẫn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm giá rẻ mà họ đang tìm kiếm. Ngoài ra thì đây cũng là nơi để cạnh tranh với các siêu thị bán sỉ.

Lê Thanh Sang

Theo Trí Thức Trẻ

Chia sẻ:

Call Now Button
Gửi tin nhắn facebook