Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp – BSOVN - Giải Pháp cho doanh nghiệp Việt

Chào mừng các bạn đến với Công Ty Tư Vấn và Giải Pháp Công Nghệ BSO

1/3/13 Nguyễn Thái Sơn

P.3, Q. Gò Vấp, HCM

8:30 AM - 7:00 PM

Thứ hai đến thứ bảy

Th8 12, 2019
by

Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

Tất cả các tổ chức đều có vòng đời doanh nghiệp (các giai đoạn phát triển). Ở mỗi giai đoạn, tổ chức sẽ đối mặt giải quyết những thử thách nhất định. Sự thành công hay thất bại của vượt qua những thử thách ở mỗi giai đoạn sẽ quyết định liệu tổ chức / doanh nghiệp có thể phát triển đến giai đoạn tiếp theo hay không?

Thông thường, tổ chức / doanh nghiệp sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển chính trong vòng đời doanh nghiệp của mình.

1. Khởi sự doanh nghiệp (quy mô rất nhỏ)

Giai đoạn này bao gồm một hoặc hai nhà sáng lập làm hầu hết các công việc cho khởi sự doanh nghiệp. Doanh thu có thể từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng / năm. Bộ phận hỗ trợ có thể từ một đến vài người. Thường thì chưa có hệ thống hay quy trình gì rõ ràng. Mọi thứ được vận hành và kiểm soát đơn thuần bởi chủ doanh nghiệp.

Mô hình có thể mở rộng đôi chút khi có sự tham gia của các thành viên sáng lập khác.

Giai đoạn này thì doanh thu chưa ổn định với khách hàng đa dạng nên các nhà sáng lập / quản lý phải tự quản lý hầu hết mọi việc của doanh nghiệp. Nếu mọi việc thuận lợi thì tổ chức / doanh nghiệp có thể đi đến giai đoạn tiếp theo.

2. Doanh nghiệp nhỏ

Quy mô doanh nghiệp giai đoạn này thường từ vài nhân sự đến vài chục nhân sự. Hệ thống bắt đầu hình thành với sơ đồ tổ chức và bảng lương cho các cá nhân. Đây có thể là một giai đoạn khó khăn bởi vì vai trò / đóng góp của mỗi cá nhân bắt đầu phân lớp, trong khi các nhân lực chính vẫn phải thực hiện cả nhiệm vụ kinh doanh và vận hành.

Quá tải bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này. Các nhân sự chủ chốt thường không quen làm việc quá tải, nhiều khi làm việc không chỉ 8h / ngày mà có khi đến 16h hoặc hơn / ngày. Hầu hết các doanh nghiệp không vượt qua được giai đoạn này khi cần hệ thống để giảm tải áp lực, khối lượng công việc. Một số doanh nghiệp sẽ lựa chọn quay lại giai đoạn trước đó – doanh nghiệp rất nhỏ.

3. Doanh nghiệp vừa

Đây là quy mô mục tiêu của đa số doanh nghiệp. Ở quy mô này thì vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân cũng như bản mô tả công việc của mỗi nhân viên khá rõ ràng. Doanh nghiệp thường có khoảng vài chục đến vài trăm nhân viên. Công việc của mỗi nhân viên được chuyên môn hóa dần vào các bộ phận / phòng ban: kinh doanh, tài chính, chăm sóc khách hàng, marketing,… Các lớp nhà quản lý đầu tiên bắt đầu tập trung được vào nhiệm vụ thực thi, triển khai kế hoạch.

Doanh thu của doanh nghiệp cỡ vừa có thể từ vài chục tỷ đến hơn trăm tỷ đồng. Các nhân lực chủ chốt có thể có mức thu nhập khá và cho phép họ đâu đó giảm giờ làm. Việc có thể vượt qua được giai đoạn này, đến được giai đoạn tiếp theo đòi hỏi sự thay đổi rất lớn để tăng trưởng có thể xảy ra.

4. Doanh nghiệp lớn

Rất ít doanh nghiệp có thể đi đến giai đoạn này. Quy mô doanh thu có thể từ vài trăm đến hàng nghìn tỷ đồng với hàng trăm nhân viên. Tại giai đoạn này thì thường các lãnh đạo công ty không biết hết nhân viên của mình. Để thành công thì doanh nghiệp sẽ cần hệ thống quy trình, vận hành tương đối hoàn thiện và điều này làm cho hệ thống của doanh nghiệp giảm sự linh hoạt.

Động lực tăng trưởng của doanh nghiệp ngoài nội lực thì có thể đến từ hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) hay niêm yết trên sàn chứng khoán (IPO). Doanh nghiệp ở quy mô này thì thường là mục tiêu rất hấp dẫn của các quỹ đầu tư hoặc các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.

Nguồn: Babuki

Chia sẻ:

Call Now Button
Gửi tin nhắn facebook