Dịch bệnh dường như không ảnh hưởng tới Thế Giới Di Động – BSOVN - Giải Pháp cho doanh nghiệp Việt

Chào mừng các bạn đến với Công Ty Tư Vấn và Giải Pháp Công Nghệ BSO

1/3/13 Nguyễn Thái Sơn

P.3, Q. Gò Vấp, HCM

8:30 AM - 7:00 PM

Thứ hai đến thứ bảy

Th4 29, 2021
by

Dịch bệnh dường như không ảnh hưởng tới Thế Giới Di Động

Liên tục thay đổi mô hình kinh doanh nhằm thích ứng với dịch COVID-19, chưa tháng nào Thế Giới Di Động ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ.

Liên tục những thay đổi mô hình kinh doanh

Theo kết quả ghi nhận doanh thu của năm 2020, Công ty cổ phần Thế Giới Di Động có mức tăng trưởng 6% doanh thu đạt 108.546 tỷ đồng, và tăng trưởng 2% lợi nhuận sau thuế đạt 3.920 tỷ đồng so với 2019.

Trong suốt giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, chưa một tháng nào công ty ghi nhận lỗ. Đây là điểm khác biệt lớn của Thế Giới Di Động so với các doanh nghiệp cùng ngành. Để đạt được kết quả này, Thế Giới Di Động đã liên tục thay đổi mô hình kinh doanh, thậm chí có những mô hình thử nghiệm, được mở ra nhưng chỉ thời gian lại huỷ bỏ vì không phù hợp và khó phát triển mạnh. Ban lãnh đạo Thế Giới Di Động chấp nhận thay đổi để tìm những hướng đi phù hợp.

Trong nửa sau năm 2020, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát và nền kinh tế phần nào hoạt động bình thường trở lại, Thế Giới Di Động đã triển khai thần tốc hàng loạt dự án mới như chuỗi Điện máy xanh supermini, Bluetronics Campuchia, mô hình Bách hoá Xanh diện tích lớn hơn 500m2.

Bách hoá Xanh sẽ có lãi sau khi trừ đi tất cả chi phí vào năm nay 2021. Ảnh: Bachhoaxanh

Nhờ sự bứt phá này, Thế Giới Di Động ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ròng 10% trong 6 tháng cuối năm so với cùng kỳ. Để đạt được kết quả này, ngoài nỗ lực tối ưu chi phí, việc cải thiện biên lợi nhuận gộp có đóng góp vô cùng quan trọng, đạt mức 22,1% và là mức cao nhất từ trước tới nay. Biên lợi nhuận gộp của hầu hết các ngành hàng chính được cải thiện.

Thị trường đa số các sản phẩm công nghệ và điện tử tiêu dùng năm 2020 tăng trưởng âm so với cùng kỳ. Trong đó, điện thoại và điện tử bị ảnh hưởng nặng nhất, ghi nhận mức sụt giảm hai chữ số so với năm 2019. Công ty đẩy mạnh khai thác các ngành hàng có biên lợi nhuận tốt và còn dư địa tăng trưởng như đồng hồ, với hơn 500 điểm bán mang về gần 1.600 tỷ đồng (gấp đôi so với năm 2019) từ 1,2 triệu sản phẩm bán ra.

Những trụ lực của 2021

Hiện cuối năm 2020, Bách hoá Xanh có 1.719 cửa hàng tại 24 tỉnh, thành, tăng 711 điểm bán so với 2019 với doanh thu bình quân mỗi cửa hàng đạt xấp xỉ 1,25 tỷ đồng/tháng. Biên lợi nhuận gộp sau huỷ hàng và mất mát trên 24%, tăng 5% so với năm trước. Tại đại hội cổ đông thường niên 2020, Tổng giám đốc Tập đoàn Thế Giới Di Động Trần Kinh Doanh hứa với cổ đông Bách hoá Xanh sẽ có lãi sau khi trừ đi tất cả chi phí vào năm nay 2021.

Động lực tăng trưởng chính cho chuỗi bách hoá này năm tới được xác định là mô hình cửa hàng diện tích lớn 500m2. Cuối tháng 12, Bách hoá Xanh có tổng cộng 182 cửa hàng loại lớn như vậy với 1/3 trong số đó ở TP.HCM. Doanh thu bình quân mỗi cửa hàng bách hoá diện tích lớn tại TP.HCM khoảng 3 tỷ đồng/tháng, cao gấp 2,4 lần mức trung bình chung. Mục tiêu đến cuối năm 2021 của công ty là có hơn 500 cửa hàng bách hoá diện tích lớn.

Chuỗi nhà thuốc An Khang cũng được đi kèm với các cửa hàng Bách hoá Xanh diện tích lớn để tận dụng lượng lớn khách hàng mua sắm thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh. Hiện 53/68 nhà thuốc An Khang nằm bên cạnh các cửa hàng bách hoá theo mô hình này.

Sau 6 tháng triển khai Điện máy Xanh Supermini, chuỗi này đã phát triển thần tốc với 302 cửa hàng. Ảnh: Dienmayxanh

Sau 6 tháng triển khai Điện máy Xanh Supermini, chuỗi này đã phát triển thần tốc với 302 cửa hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân vùng nông thôn tại 61/63 tỉnh thành. Không chỉ tăng nhanh về số lượng, chuỗi này đã đóng góp hơn 850 tỷ đồng doanh thu luỹ kế cho công ty, tương đương doanh thu bình quân mỗi cửa hàng đạt ổn định hơn 1 tỷ đồng/tháng.

Minh Anh
Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

Chia sẻ:

Call Now Button
Gửi tin nhắn facebook