KHỞI NGHIỆP VÀ TƯ DUY TÍCH CỰC – BSOVN - Giải Pháp cho doanh nghiệp Việt

Chào mừng các bạn đến với Công Ty Tư Vấn và Giải Pháp Công Nghệ BSO

1/3/13 Nguyễn Thái Sơn

P.3, Q. Gò Vấp, HCM

8:30 AM - 7:00 PM

Thứ hai đến thứ bảy

Th12 23, 2016
by

KHỞI NGHIỆP VÀ TƯ DUY TÍCH CỰC

Khởi nghiệp luôn là một điều rất mới mẻ và mang lại nhiều hứng khởi. Đồng thời khởi nghiệp cũng mang lại rất nhiều thách thức. Đi làm cho ông chủ thì mỗi việc cứ thế làm, không phải lo hàng đống chuyện. Làm chủ thì tất cả mọi việc đều đến tay mình, nhất là giai đoạn đầu. Cùng lúc lo nhiều việc thì dễ dẫn đến stress, nếu không cảnh giác. Hơn nữa thành công thì đến từng ngày, sau khi hoàn thành nhiều việc, phối hợp nhiều thứ. Còn thất bại thì chỉ cần sai 1 lần, lỗi của 1 nhân viên. Sau khi thất bại thì khả năng stress là rất cao, đến nỗi nhiều người không đứng dậy nổi nữa, bỏ luôn ước mơ khởi nghiệp. Vì vậy, người khởi nghiệp cần rất nhiều năng lượng tư duy tích cực.

Tích cực là … không tiêu cực. Luôn khen ngợi người khác (thay vì chê). Khiêm tốn học hỏi từ người khác. Biết ơn những gì mình có và những giá trị mà người khác mang lại cho mình. Luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn, thấy giải pháp thay vì vấn đề. Hy sinh quyền lợi trước mắt, nuôi dưỡng ý chí bền bỉ. Không ngại khó ngại khổ. Yêu người yêu đời, mỉm cười với bất cứ ai mình gặp. Mấy điều này hoàn toàn có thể luyện tập được, và có thể đo lường được.

Luyện tập bằng cách thực hành từng bước nhỏ: khen ai đó 1 câu, giúp ai đó 1 việc nhỏ, cầu nguyện cho ai đó đang khó khăn, tha thứ ngay cho ai đó làm lỗi với mình, xin lỗi ngay người mà mình vừa mắc lỗi với họ.

Tập tư duy tích cực giống như luyện võ. Mới đầu đai trắng thì theo công thức, thầy bảo sao làm vậy, tập từ từ lên đai vàng đai nâu đai đen thì đi dạy lại người khác. Cách đo lường tư duy tích cực là nhận ra thái độ của mình như thế nào khi đối diện với mỗi sự việc, đặc biệt là sự việc không như ý mình. Đối tác thất hứa, mình có từ tốn nhắc nhở kết nối lại hay nổi khùng mắng cho hắn 1 bài không. Nhân viên làm sai, mình dạy bảo huấn luyện hay giận hắn 1 tuần. Khách hàng góp ý sản phẩm của mình thì coi đó là cơ hội cải tiến hay nổi đoá cho khách hàng 1 trận… Càng tĩnh lặng thì khả năng tư duy tích cực càng cao. Đến khi gặp phải sự cố rất lớn, khủng hoảng hay phá sản thì mình cũng coi như không, buồn vài ngày rồi đứng lên đi tiếp.

Có những tỷ phú thế giới phá sản vài lần, bị đi tù, bị đuổi khỏi công ty do chính mình lập ra, bị xã hội và người thân ruồng bỏ…. rồi họ cũng nhanh chóng đứng dậy và lại xây dựng sự nghiệp tỷ đô. Cái họ còn lại sau phá sản là một tư duy luôn tích cực, những bài học từ thất bại, ý chí sắt đá và niềm tin vào khả năng làm lại của mình.

Vì vậy, tôi luôn luyện tập tư duy tích cực mỗi ngày, và nuôi dưỡng niềm tin để hành động hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn, mặc dù đã vài lần thất bại gần như phá sản.

Tôi chia sẻ với các bạn vì tôi rất yêu quý các bạn, những người khởi nghiệp!

#QTKN
#Patyeunguoi

Phạm Anh Tuấn
Phó Ban Phát triển năng lực thành viên
Nguồn: CLB Quản trị và Khởi nghiệp

Add your Comment

Call Now Button
Gửi tin nhắn facebook