CỨ LÀM VIỆC TỐT RỒI TIỀN SẼ ĐẾN NHIỀU HƠN – BSOVN - Giải Pháp cho doanh nghiệp Việt

Chào mừng các bạn đến với Công Ty Tư Vấn và Giải Pháp Công Nghệ BSO

1/3/13 Nguyễn Thái Sơn

P.3, Q. Gò Vấp, HCM

8:30 AM - 7:00 PM

Thứ hai đến thứ bảy

CỨ LÀM VIỆC TỐT RỒI TIỀN SẼ ĐẾN NHIỀU HƠN

1. Câu chuyện cái thang máy

Tôi ở trong một chung cư có thang máy, vừa bước vào thang máy chung với vài đứa trẻ hiếu động, bé trai 3 tuổi nhảy nhót loi nhoi thì chân sút ra khỏi dép và đạp cái ốc vít, thế là lủng chân chảy máu. Tôi nhìn xuống sàn cái thang máy và nhặt lên thêm 5 cái ốc vít nữa. Tôi quan sát thang máy biết ngay là vừa có một anh thợ nào đó bảo trì, thay bóng đèn. Có lẽ anh thợ làm đúng phần việc của mình được sếp giao cho. Nhiệm vụ của anh thợ là vậy. Nếu anh thợ là tôi thì sau khi thay bóng đèn và bảo trì xong tôi đã làm vệ sinh sạch cái lồng thang máy, lau chùi sạch dấu vết tay dầu mỡ bôi trên đó, không để lại một cái ốc vít nào làm chảy máu chân người khác.

Vậy khái niệm nhiệm vụ là gì? Là làm xong phần việc được giao. Còn trách nhiệm là gì? Là chịu trách nhiệm tới cùng công việc mình làm hoặc hiểu đơn giản là làm một cách trọn vẹn hết những gì còn có thể gây ra rủi ro cho cái công việc mình vừa làm hoặc là nguy hại cho người khác.
Anh ta cũng thừa biết là đinh, ốc vít anh ta bỏ ra đó sẽ nguy hiểm cho người khác mà. Vì đơn giản là anh ta tư duy kiểu làm cho xong việc mà không làm với tinh thần trách nhiệm cao.

2. Câu chuyện sửa chiếc xe máy

Một anh thợ sửa xong chiếc xe máy, chiếc xe nổ máy chạy được rồi. Nhưng khi người phụ nữ đến nhận xe không thể ngồi lên xe chạy được. Vì chiếc xe đầy dầu nhớt bôi trên tay ga, trên yên ngồi. Nếu anh thợ sửa xe máy làm hết trách nhiệm của mình là sửa xong và làm sạch sẽ chiếc xe máy cho khách. Tôi bảo đảm rằng người khách nhìn thấy thao tác lau chùi làm sạch chiếc xe để họ ngồi lên được thì vị khách đó sẽ hài lòng biết mấy, có khi vị khách sẽ bo cho anh thợ vài chục ngàn cà phê và chắc chắn nếu có cơ hội lần sau vị khách sẽ quay trở lại tiệm sửa xe này.

3. Cô thư ký

Tôi nhờ cô thư ký phô tô 5 bộ tài liệu, mỗi bộ có 3 tờ. Sau khi phô tô xong cô ấy đưa tôi. Tôi hỏi sao em không bấm từng bộ lại cho tôi. Cô ấy nói: anh chỉ bảo em phô tô chứ đâu có nói em bấm lại. Cô ấy làm xong nhiệm vụ chưa? Xong! Nhưng chắc chắn là chưa có trách nhiệm. Tư duy làm việc kiểu này thì người ta gọi là thiên lôi nơi công sở.
Tư duy kiểu làm thợ và tư duy kiểu làm chủ, không có nghĩa là thợ tư duy kém hay chủ tư duy tốt. Nếu ông chủ có trách nhiệm sẽ dạy cho nhân viên của mình làm tròn trách nhiệm với khách hàng. Nếu nhân viên tư duy tích cực, làm xong nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm đến cùng công việc của mình.

Có nhiều người đi làm, đến công ty, công sở cho hết ngày rồi về, đến tháng thì lãnh lương, làm vậy sao đòi lương cao được, làm vậy sao phát triển được!

4. Đề xuất giải pháp để trị mấy nhân viên ý thức trách nhiệm kém:

– Có trình làm việc cụ thể. Ví dụ: Bắt đầu sửa thang máy là khâu chuẩn bị thì kết thúc là vệ sinh sạch sẽ thang máy từ trên xuống sàn thang máy.
– Có nội qui, chính sách chế tài, kỷ luật nghiêm.
– Có tiêu chuẩn và chỉ tiêu làm việc cụ thể.

Hồ Minh Chính
KAS Training & Coaching
Thanh Tan Furniture

Nguồn : Quản Trị và Khởi Nghiệp

Call Now Button
Gửi tin nhắn facebook