P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Gen Y hay còn gọi là Millenials là nhóm khách hàng trong độ tuổi từ 20 – 35 vào thời điểm hiện tại và chiếm một phần lớn tổng số lượng khách hàng của nhiều doanh nghiệp và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đây là nhóm khách hàng đã trưởng thành và tiếp cận với mobile/internet/social từ sớm và cũng đã chứng kiến các khoảng khắc giao thời (thời kỳ mở cửa, thế kỷ 20 sang 21, sự kiện Y2K, phổ cập internet, sự xuất hiện của smartphone, v.v…). Chính vì vậy nhóm đối tượng này sở hữu một số đặc trưng về hành vi:
Gen Z là nhóm đối tượng tiếp theo của Gen Y với độ tuổi trong khoảng 2 – 19. Tuy nhiên đối với marketer thì phù hợp để target là nhóm từ 10 tuổi trở lên, tùy theo ngành. Đây là nhóm đối tượng sinh ra trong môi trường đã bão hòa về digital, mobile và social nên suy nghĩ và hành vi sẽ rất khác biệt so với các nhóm độ tuổi khác. Về mặt kinh tế, Gen Z cũng được sinh ra trong nền kinh tế phát triển và ổn định nên tư duy về mua sắm tiêu dùng cũng khác so với Gen Y trước đó. Một số đặc trưng của nhóm này là:
Trong một nghiên cứu đến từ Kantar Millward Brown, hãng này đã chỉ ra sự khác biệt giữa Gen Y và Z về cách thức họ nhìn nhận về quảng cáo, những kênh nào dễ tiếp cận với mỗi nhóm và những yếu tố nào thu hút họ trong nội dung:
Hiểu về 2 nhóm đối tượng này sẽ giúp doanh nghiệp có một góc nhìn rõ ràng hơn việc tương tác với khách hàng này như thế nào.
Nhằm phân tích sự khác biệt trong cách xây dựng mối quan hệ và tương tác với khách hàng Gen Y và Gen Z, chúng ta sẽ sử dụng thương hiệu X làm ví dụ. X là một thương hiệu giày sneaker mà nhóm đối tượng khách hàng phù hợp bao gồm cả 2 nhóm trên. Khách hàng có thể mua sản phẩm sneaker X ngay trên website hoặc có thể đến các chi nhánh cửa hàng để mua. Và chúng ta giả định rằng thương hiệu X đã xây dựng nền tảng CRM với đầy đủ tính năng cần thiết. Vậy lúc này X nên xây dựng, duy trì mối quan hệ tương tác với khách hàng thông qua CRM như thế nào?
Điểm chạm trong hành trình của khách hàng diễn ra từ trước khi khách hàng mua hàng, từ lúc họ thấy quảng cáo của thương hiệu trên Facebook hay tìm kiếm từ khóa liên quan trên Google hoặc xem nội dung trên Instagram của sneaker X và sau đó vào trang sản phẩm để mua hàng. Hoặc họ có thể nghe về sneaker X từ bạn bè sau đó lên Google tìm địa chỉ và đi thẳng đến cửa hàng để mua. Vậy việc quan trọng là cần xác định các điểm chạm này là gì, những điểm chạm nào có khả năng thu thập được thông tin khách hàng (ví dụ mua hàng trên website thì khuyến khích họ đăng ký tài khoản hoặc mua hàng ở cửa hàng thì khuyến khích họ đăng ký làm thành viên để nhận ưu đãi). Một khách hàng có thể thay đổi hành vi, lần này họ mua hàng online nhưng lần tiếp theo họ lại đến cửa hàng để mua, do đó điều quan trọng là xác định được những điểm chạm nào là cần thiết để biến nó thành một cột mốc trong hành trình khách hàng.
Như đã nói ở trên, hệ thống CRM có lưu trữ đầy đủ các thông tin cơ bản về khách hàng đồng thời cũng giúp doanh nghiệp thu thập thông tin trong suốt quá trình khách hàng tương tác với các điểm chạm. Kết hợp các thông tin này lại với nhau, thương hiệu X có thể bắt đầu xây dựng một số chân dung khách hàng để áp dụng chiến lược đẩy sales, chiến lược marketing phù hợp với từng nhóm riêng biệt. Phân loại càng chi tiết, X càng dễ tiếp cận được khách hàng của mình. Có thể liệt kê một số phân nhóm khách hàng đơn giản và dựa trên đó có thể cắt lớp thêm nhóm khách hàng Gen Y và Z:
… và còn nhiều cách thức nữa để bạn có thể phân loại khách hàng.
Trước khi tiến hành tạo ra các tương tác với khách hàng, thương hiệu X cần xác định rõ mục tiêu tương tác là gì, KPI của các hoạt động này với từng nhóm khách hàng đã phân loại ở bước 2.
Với các khách hàng đã bỏ hàng vào giỏ nhưng chưa thanh toán, cần nhắc họ về giỏ hàng chưa được thanh toán, thúc giục họ mua hàng. KPI xác định tỷ lệ tái chuyển đổi của giỏ hàng online đã bị bỏ lỡ phải tăng bao nhiêu %.
Với các khách hàng cũ, cần tăng tỷ lệ tái mua sắm và tăng tỷ lệ khách hàng cũ trở thành khách hàng trung thành. Mỗi phần này đều cần có một chỉ số KPI rõ ràng.
Với các khách hàng mua sắm lần đầu, X cần tăng độ phủ truyền thông về các chương trình khuyến mãi để kích thích mua hàng.
Với khách hàng chưa từng mua, X cần thu hút họ bằng những tư liệu truyền thông đúng thông điệp – đúng người – đúng thời điểm. KPI của phần này có thể là tỉ lệ reach tới các khách hàng mới sau khi đã exclude các khách hàng cũ trên các kênh truyền thông digital hoặc chủ động lựa chọn các kênh mới để tiếp cận.
Bạn có thể đọc thêm bài viết về cách thiết lập KPIs để có thể làm việc này một cách hiệu quả hơn
Sau khi đã xác định rõ mục tiêu thì lúc này doanh nghiệp có thể bắt đầu tạo ra các loại tương tác dựa vào các điểm chạm, dựa vào đối tượng khách hàng là ai để phục vụ mục tiêu đó. Các tương tác lúc này có thể là một email, sms, cuộc điện thoại, thông báo trên ứng dụng hay re-targeting trên website. Lựa chọn phương thức tương tác phù hợp, tại thời điểm thích hợp với nội dung được cá nhân hóa và tối ưu hóa cho nhóm đối tượng lựa chọn nhằm thuyết phục họ thực hiện mục tiêu mà mình đã lựa chọn. Ví dụ, X có thể đẩy thông báo và ưu đãi riêng để thúc giục khách hàng đã bỏ hàng vào giỏ nhưng chưa thanh toán. X đưa những ưu đãi riêng cho khách hàng thân thiết khi tái mua sắm hoặc giới thiệu bạn bè mua hàng qua tin nhắn, email hay điện thoại. Với một chương trình flash sale hay khuyến mãi lớn, X có thể re-targeting bám đuổi khách hàng từng vào website hay nhắn tin cho các khách hàng từng được tư vấn mua hàng qua fanpage cũng là một lựa chọn.
Cách thức tương tác đối với nhóm Gen Y và Z cũng sẽ cóc sự khác biệt rõ rệt. Ví dụ các nội dung email tự động khi gửi Gen Y nội dung có thể tập trung vào các sản phẩm sneaker tương đối cao cấp, thông tin về các chương trình khách hàng thân thiết, hình ảnh nên theo hướng bày tỏ style sành điệu nhưng vẫn đẳng cấp. Trong khi đó cho đối tượng Gen Z thì nội dung nên hướng về các sản phẩm sneaker giá hợp lý, các chương trình khuyến mãi, hình ảnh với style trẻ trung hơn, năng động hơn. Ngoài ra Gen Y có thể thích các tương tác kiểu gọi điện tư vấn và chăm sóc trực tiếp hơn trong khi đó Gen Z lại thích các tương tác thông qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin OTT. Và ta cần lựa chọn ra phương thức tương tác tốt nhất với nhóm đối tượng đó.
Sau khi đã thiết lập các chuỗi tương tác, lúc này doanh nghiệp có thể theo dõi và đánh giá các hoạt động này có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không? Có cách nào để tối ưu hóa các tương tác này về phân loại và nhắm chọn đối tượng, về nội dung, cách thức tương tác? Mỗi thay đổi này cần được ghi nhận lại để quan sát và tiếp tục đánh giá đến khi tìm ra phương pháp tối ưu nhất.
Lúc này nên đo lường và đánh giá hiệu quả của các tương tác trên từng nhóm đối tượng riêng biệt. Ví dụ với Gen Y thì hoạt động vừa rồi tạo ra bao nhiêu khách hàng tham gia chương trình khách hàng trung thành? Với Gen Z thì chương trình khuyến mãi vừa rồi tạo ra bao nhiêu đơn hàng mới? Những đợt gọi điện chăm sóc khách hàng có khiến họ quay lại cửa hàng để mua sản phẩm hay không? Những flash sales khuyến mãi trong ngày có thôi thúc họ mua nhiều hơn không,v.v…
Quy trình về việc xây dựng tương tác tổng quan là như vậy nhưng cách thức thực hiện của mỗi doanh nghiệp tùy theo ngành nghề sẽ khác nhau và ngay cả trong cùng một doanh nghiệp thì cách thức để tương tác với từng nhóm đối tượng khách hàng cũng sẽ khác nhau. Đừng bao giờ đối xử với tất cả các khách hàng của bạn như nhau, hãy phân loại một cách hợp lý, xác định các điểm chạm và hoạt động tương tác phù hợp cũng như cá nhân hóa ứng với từng nhóm khách hàng.
Hy vọng những chia sẻ bên trên đã mang lại cho bạn đọc góc nhìn rõ ràng và toàn diện hơn về hệ thống CRM và các đóng góp của chúng vào quá trình xây dựng tương tác với các khách hàng để tiếp cận hai nhóm khách hàng tiềm năng Gen Y và Gen Z hiện nay.
* Nguồn: Conversion.vn