P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Nghiên cứu ‘Acquire, Convert và Re-engagement” (Thu hút – Chuyển đổi – Tái tương tác) do Euromonitor (Criteo ủy nhiệm) thực nghiệm trong suốt ba giai đoạn của một chiến dịch tiếp thị điển hình, đã xác định điều gì phù hợp với các marketer và những thách thức mà họ sẽ đối mặt trong từng giai đoạn. Một nghiên cứu khác cũng do Criteo ủy nhiệm, về cơ hội cho ứng dụng thương mại ở thị trường Việt Nam, cho thấy cung cấp trải nghiệm mua sắm ứng dụng di động liền mạch là điều cần thiết cho các nhà bán lẻ. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy việc ưu tiên tiếp thị kỹ thuật số trong mua sắm đa kênh đang trở nên phổ biến.
Người mua sắm trực tuyến đa kênh ngày nay, không còn chỉ tìm kiếm và lưu các sản phẩm trên những ứng dụng điện thoại, mà gần như họ sẽ thực hiện đến thao tác cuối cùng trong việc mua sắm. Cùng lúc đó, các nhà bán lẻ lớn đã sẵn sàng thiết lập và thực hiện các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số để đáp ứng xu hướng này, thực hiện các lợi ích trong việc thu hút khách hàng, chuyển đổi và tái tương tác với khách. Để theo kịp hành vi của người mua sắm ở Việt Nam và duy trì hoặc tăng doanh số bán hàng, các nhà bán lẻ khác cần đánh giá xu hướng này và tập trung mạnh hơn vào tiếp thị kỹ thuật số.
“Tham gia vào thị trường trực tuyến đã ảnh hưởng rất lớn đến cách chúng ta mua sắm và các hiệu ứng xung quanh là điều hiển nhiên trong bối cảnh tiếp thị ngày nay. Điều này đã định hình cách các marketer phát triển các chiến dịch của họ”, ông Alban Villani, Tổng Giám đốc, khu vực Đông Nam Á, Hồng Kông và Đài Loan tại Criteo chia sẻ. “Khi mua sắm đa kênh tăng lên, đây là thời điểm thích hợp để các marketer có được chiến dịch thu hút, chuyển đổi và tương tác lại, không chỉ thu hút khách hàng mới mà còn thu hút những khách hàng hiện có”.
Trong khi truyền hình và in ấn là 2 kênh hàng đầu ở Việt Nam trong chi tiêu quảng cáo, thì quảng cáo trực tuyến có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm 27% (CAGR) từ năm 2014 đến năm 2017. Với hơn 34% người dùng có từ 2 thiết bị có thể kết nổi trở lên vào năm 2022, dự kiến 89% tổng ngân sách tiếp thị sẽ được đầu tư vào mảng trực tuyến trong 2022.
Năm 2017, các marketers Việt Nam đã sẵn sàng cho xu hướng này, khi nhìn thấy những vấn đề trọng tâm trong chiến lược quảng cáo. Quảng cáo hiển thị hình ảnh trả tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân sách tiếp thị của họ ở mức 16%, trong đó, các giải pháp nhắm vào mục tiêu tái tiếp cận khách hàng với quảng cáo phù hợp chiếm 51% chi tiêu quảng cáo hiển thị có trả tiền. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là một mảng chi tiêu chính cho các marketer Việt Nam, chiếm 13% ngân sách tiếp thị. Tiếp theo là quảng cáo tìm kiếm (trả cho mỗi nhấp chuột), tiếp thị truyền thông xã hội và tiếp thị truyền thống như in, gửi thư trực tiếp, quảng cáo truyền hình và radio chiếm 11% ngân sách tiếp thị trong năm 2017.
Với những người tiêu dùng quan tâm đến tính di động và thuận tiện, các nhà tiếp thị ở Việt Nam cũng nên tập trung xây dựng một ứng dụng mua sắm hấp dẫn. Hơn 90% người tiêu dùng Việt Nam mua sắm ít nhất một lần một tháng bằng cách sử dụng một ứng dụng bán lẻ, trong khi 60% làm điều này ba lần hoặc nhiều hơn mỗi tháng. Điều này một phần vì người tiêu dùng Việt Nam (hơn 82%) thấy thú vị và thuận tiện hơn khi mua sắm qua ứng dụng di động thay vì web di động.
Điều này cũng là chìa khóa cho các marketers dành được chiến thắng trong nền tảng ứng dụng thương mại điện tử khi có một chiến lược quảng cáo hiệu quả, vì nhiều người tiêu dùng đang dần chấp nhận các quảng cáo trong ứng dụng bán lẻ. Nghiên cứu tương tự cho thấy hơn 75% đã nhấp vào quảng cáo hiển thị hình ảnh và tiếp tục mua sản phẩm đã được quảng cáo. Sự gia tăng của mua sắm thông qua các ứng dụng di động cũng tương quan với sự tin tưởng nhiều hơn trong nền tảng này. Gần 71% tin tưởng vào mức độ nhất định rằng thông tin tài chính của họ được lưu trữ an toàn hơn trong một ứng dụng so với việc mua sắm từ trang web trên điện thoại di động.
“Hiện diện trên nền tảng kỹ thuật số là quan trọng hơn bao giờ hết. Các marketers được thách thức để tạo ra những chiến dịch mới, những ý tưởng mới nhằm thu hút người mua sắm đa kênh. Điều này đặc biệt quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi gần 43% dân số có xu hướng sẽ mua hàng trực tuyến. Criteo làm việc chặt chẽ với các đối tác để hiểu được sở thích của người mua sắm và xu hướng mua hàng trong thời gian thực, giúp tùy chỉnh các chiến dịch có liên quan”, Villani chia sẻ hêm.
Thông cáo báo chí
Nguồn: Brands Vietnam