P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Theo đó, “Trí tuệ cảm xúc là khả năng cảm nhận, giúp tiếp cận và tạo thêm nhiều xúc cảm hỗ trợ tư duy, đồng thời giúp ta có thêm kiến thức, thấu hiểu về chúng. Ngoài ra nó còn giúp ta điều chỉnh cảm xúc một cách có suy nghĩ, qua đó thúc đẩy sự phát triển về trực giác và trí tuệ”.
Các chuyên gia cho biết, ký ức nhận thức và tiềm thức của mỗi người sẽ tạo ra sự khác biệt trong cảm xúc – tích cực hoặc tiêu cực. Theo đó, cách chúng ta nhìn nhận và đánh giá một sự việc là sự giải mã mối liên hệ giữa cảm giác bên ngoài và cảm xúc bên trong đã được ghi nhận lại qua những trải nghiệm với sự việc đó. Những trải nghiệm này có thể đưa chúng ta về lại tuổi thơ hoặc về những ký ức xa hơn nữa.
Ký ức của chúng ta được biểu hiện qua các biểu tượng. Biểu tượng là ngôn ngữ trong tâm thức của chúng ta, là cách con người nhận thức về hiện thực quanh mình. Nói cách khác biểu tượng là biểu hiện của ký ức của chúng ta, là nền tảng con người thực sự của chúng ta. Do vậy sự hiểu biết về ngôn ngữ biểu tượng càng lúc càng trở nên quan trọng. Sự hiểu biết này cho phép chúng ta kết nối nhận thức với tiềm thức. Mối liên kết này càng chặt, trí tuệ cảm xúc của chúng ta càng “nhạy”, tức trực giác và trí tuệ của chúng ta càng sáng suốt, những hành vi của chúng ta càng trở nên hợp lý.
Theo TS. Travis Bradberry – đồng sáng lập, Chủ tịch TalentSmart, đồng tác giả cuốn Emotional Intelligence 2.0 (Thông minh cảm xúc 2.0), chúng ta vẫn có thể thành công mà không cần đến EQ, nhưng cơ hội là rất thấp. Ông cho biết, trong tất cả những trường hợp mà ông từng nghiên cứu, có đến 90% những người thành công trong sự nghiệp có chỉ số EQ cao.
Dù tầm quan trọng của EQ là không thể bàn cãi, tính vô hình của nó khiến chúng ta khó xác định cách thức để phát triển hay tăng cường EQ.
Theo các nhà nghiên cứu, chìa khóa giúp tìm ra phương pháp thích hợp để nâng cao EQ chính là việc hiểu bản thân, thấu hiểu cuộc sống của chính mình.
KIM NGỌC
Theo DNSG Online