P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Việt Nam có 26 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử với hơn 10.000 đơn vị chấp nhận thanh toán. Đến cuối năm 2018, cả nước có 4,2 triệu ví đã liên kết với tài khoản ngân hàng.
Có thể nói cuộc đua Ví điện tử và Ngân hàng số tại Việt Nam chưa bao giờ sôi động như hiện nay. Tính đến đầu năm 2019, hiện có hơn 26 ví điện tử như: Momo, Payoo, Moca, Airpay, Samsung Pay, ZaloPay, Vimo, Bảo Kim…Tuy nhiên chỉ có một vài ví được phổ biến và có lượng người dùng sử dụng thường xuyên như Momo hay ZaloPay… Gần đây nhất, một vài Ngân hàng số (Digital Banking) cũng đã ra mắt người tiêu dùng nhằm cạnh tranh với ví điện tử.
Một số ví điện tử đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Ảnh: FinTech
Sự khác nhau giữa Ví điện tử vs Ngân hàng số
Ví điện tử: Ví điện tử hiểu nôm na là chiếc ví đựng tiền của bạn, thay vì tiền mặt, đó là tiền bạn nạp vào ứng dụng trên internet. Bạn có thể thanh toán ở bất kỳ cửa hàng, thiết bị nào có hỗ trợ ví điện tử đó.Ví điện tử có 2 dòng tiền:
Ngân hàng số (Digital Banking): hiểu đơn giản là hình thức số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ của ngân hàng truyền thống, bên cạnh còn cung cấp thêm nhiều tính năng, dịch vụ từ hệ sinh thái mà các nhà cung cấp tạo ra. Nói cách khác, các ngân hàng có thể kèm thêm sản phẩm, dịch vụ của họ vào ứng dụng này với nhiều tính năng tiện ích, ưu việt. Ví dụ như Yolo của VPBank tích hợp thêm thẻ Yolo Mastercard. Hay vay vốn online tiện lợi trên OMNI của OCB…
Ngân hàng số tích hợp đa kênh OMNI của OCB.
Việt Nam có 4,2 triệu ví có liên kết với tài khoản ngân hàng
Theo số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày 1/4/2019, hiện cả nước có 26 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử với hơn 10.000 đơn vị chấp nhận thanh toán. Đến cuối năm 2018, cả nước có 4,2 triệu ví đã liên kết với tài khoản ngân hàng. Hồi cuối năm ngoái. Công ty tư vấn chiến lược và tiếp thị dịch vụ số châu Á – Solidiance cho biết, giá trị dịch vụ ví điện tử Việt Nam rơi vào khoảng 2,5 tỷ USD của năm 2016 sẽ tăng lên 4,4 tỷ USD vào năm 2018, và dự đoán đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020.
Các ví điện tử hay ngân hàng số ra đời nhằm hiện thực hoá đề án phát triển việc thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 – 2020 của Việt Nam, hướng đến mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Như vậy, ví điện tử, ngân hàng số hay thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến nói chung sẽ là mảnh đất màu mỡ để phát triển. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào hành vi sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng Việt Nam, song trong báo cáo nghiên cứu và thái độ Thanh toán của người tiêu dùng Visa 2018 do Visa công bố hồi đã phần nào nói lên sự khả quan, chí ít là đến thời điểm hiện tại.
Bài toán cần tìm người cho đáp án nhanh
Bài toán đối với các ví điện tử hay ngân hàng số hiện nay chính là mở rộng số lượng người dùng, đối tác ngân hàng và những dịch vụ tiện ích mang lại.
Nếu như Momo đang tạm gọi là dẫn đầu ví điện tử hiện nay thì việc các lỗi kỹ thuật về thanh toán cũng mang đến những trải nghiệm thực sự chưa hài lòng cho người dùng. ZaloPay đang dần khẳng định được chiếc ví tiện ích của mình với những trải nghiệm thanh toán tốt hơn nhưng so về thị phần sử dụng ứng dụng vẫn đang còn là một ẩn số. Riêng các ngân hàng số như Yolo (VPBank), ViettelPay, OMNI (OCBBank)… cũng đang dần tìm kiếm hướng phát triển nhằm tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng rộng lớn tại Việt Nam.
Có một vấn đề cũng rất quan trọng đối với ví điện tử, đó là việc liên kết với các ngân hàng nhằm mang đến những trải nghiệm liên kết và thanh toán linh động nhất. Đối với ví điện tử như Momo, hiện tại đã có liên kết với 15 ngân hàng có uy tín tại Việt Nam; 3 tổ chức thẻ quốc tế Visa, Mastercard và JCB. ZaloPay với 8 ngân hàng chấp nhận liên kết; 21 ngân hàng chấp nhận hỗ trợ nạp tiền và 3 tổ chức quốc tế Visa, Mastercard, JCB.
MoMo được đánh giá cao và nhận được giải thưởng “Ví Điện Tử số 1 Việt Nam” năm 2018 do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư khảo sát.
Riêng đối với các ngân hàng số dưới sự bảo trợ của một ngân hàng đại diện, họ có lợi thế chứng minh về lịch sử hoạt động, dữ liệu khách hàng và uy tín hơn vì đã có mặt trên thị trường tài chính Việt Nam khá lâu, việc liên kết với các đối tác ngân hàng khác cũng khá “dễ dàng hơn”, chẳng hạn như Yolo của VPBank đã có 19 ngân hàng tham gia liên kết. Đối với các ngân hàng số không nằm trong sự bảo trợ của ngân hàng, đơn cử như ViettelPay sẽ có phần khó khăn hơn, dù họ có liên kết đến 32 ngân hàng trong nước song vẫn chưa có các tổ chức quốc tế nào tham gia.
Ứng dụng Ngân hàng số Yolo của VPBank mang đến một phong cách và trải nghiệm dành cho giới trẻ.
Xét ở khía cạnh kinh doanh mà nói, các ví điện tử và ngân hàng số tại Việt Nam đều đang trong quá trình “mở mắt” và khó có thể nói ai sẽ hơn ai, cuộc chơi chỉ mới bắt đầu. Điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như công nghệ, người dùng và những chiến thuật marketing thu hút sự quan tâm và thử sử dụng sản phẩm. Payoo, chiếc ví đã tồn tại ở Việt Nam hơn 10 năm qua vẫn gần như dậm chân tại chỗ và dường như đang bị bỏ lại phía sau trong cuộc chay đua. Đủ thấy, tham gia cuộc chơi này phải xương xẩu như thế nào.
Như vậy, có thể ví von rằng, để có thể khẳng định “chiếc ví của mình rủng rỉnh”, các đơn vị cung cấp dịch vụ phải gian truân đi tìm các tiện ích tích hợp thoả nhu cầu người dùng, bắt kịp công nghệ, mở rộng dịch vụ và không chỉ dừng lại ở các đô thị lớn như TP.HCM hay Hà Nội. Câu chuyện của ViettelPay đã len lỏi đến vùng nông thôn xa và sự cạnh tranh càng thêm phần hấp dẫn…
OscartranAds (tổng hợp)