Ba nguyên tắc của một LANDING PAGE thành công – BSOVN - Giải Pháp cho doanh nghiệp Việt

Chào mừng các bạn đến với Công Ty Tư Vấn và Giải Pháp Công Nghệ BSO

1/3/13 Nguyễn Thái Sơn

P.3, Q. Gò Vấp, HCM

8:30 AM - 7:00 PM

Thứ hai đến thứ bảy

Th5 22, 2019

Ba nguyên tắc của một LANDING PAGE thành công

Bạn có một landing page để giới thiệu một sản phẩm hay một dịch vụ trên internet. Đây là công cụ rất hiệu quả giúp tăng tỷ lệ khách mua hàng và dễ dàng có thứ hạng cao khi được tìm kiếm. Khi đó, content trên landing page cũng giống như một người làm sale online vậy. Làm thế nào để “người” này thuyết phục khách và bán được hàng? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này.

Nội dung cơ bản về landing page

Theo định nghĩa của LadiPage Việt Nam thì:

“Trong các chiến dịch marketing và quảng cáo, landing page là một trang web đơn được thiết kế để dẫn dắt và thuyết phục người đọc cho một mục tiêu tập trung duy nhất”.

Hãy bắt đầu với một mục đích cụ thể

Trước khi bắt tay vào một công việc, phải nghĩ đến mục đích của việc đó. Tương tự như vậy, khi làm landing page, người làm content cần xây dựng mục đích cụ thể: công chúng sẽ vào đó để làm gì?

  • Mua hàng, đặt hàng hoặc dùng thử sản phẩm.
  •  Đăng ký theo dõi bản tin.
  •  Xem một video nào đó.
  •  cam kết về một vấn đề cụ thể.
  •  Đăng ký tham gia chương trình, hội thảo,…

Hãy chọn một mục đích, thay vì nhiều mục đích cùng lúc. Như vậy, landing page sẽ tập trung vào những vấn đề quan trọng và quá trình viết content sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Ví dụ cụ thể như này:

Công ty chuẩn bị tổ chức một hội thảo trong tuần tới. Bạn cần làm một landing page và thuyết phục công chúng tham dự hội thảo chỉ bằng cách viết content và sắp xếp. Hãy đặt mình vào địa vị của công chúng. Họ sẽ KHÔNG quan tâm đến sản phẩm của bạn, khả năng tài chính của bạn hay giám đốc của bạn là ai. Họ càng không thích đăng ký theo dõi các bản tin miễn phí. Thứ họ cần là họ sẽ được cái gì: giá trị, ý nghĩa của buổi hội thảo đó (giải quyết được vấn đề gì cho họ), tổng quan về chủ đề hội thảo, một câu hỏi mà họ đang thắc mắc và quan tâm, thông tin chi tiết về thời gian, địa điểm, cách thức tham gia, một số thông tin bên lề như diễn giả là ai, kinh nghiệm là gì. Và sau đó tạo ra một khu vực dễ nhìn, nổi bật trên landing page để họ dễ dàng đăng ký.

Mục đích đặt ra ở trên không chỉ giúp content trên landing page tập trung hơn mà còn giúp người làm content tự định hướng được cách thức triển khai Call to action (CTA) trên landing page đó. Tiếp tục với ví dụ phía trên, mục đích của landing page là dẫn dụ công chúng ĐĂNG KÝ hội thảo. Vậy thì landing page đó nên có những nội dung như thế nào?

Một landing page dài bao nhiêu là đủ?

Đây là một trong những câu hỏi “truyền thống” nhất của những người làm content, cũng giống như câu hỏi “nên viết bài dài hay bài ngắn” vậy. Câu trả lời là tuỳ. Tuỳ vào công chúng là ai và họ đang ở mức độ nhận thức nào. Theo Brian Clark, có các mức độ nhận thức như sau:

  •  Mức 5 điểm (trung thành): biết và tin tưởng giải pháp của bạn.
  •  Mức 4 điểm (tiềm năng): biết giải pháp của bạn nhưng vẫn phân vân.
  • Mức 3 điểm (lạc lối): biết rằng họ có thể tìm được giải pháp nào đó nhưng không biết bạn là ai.
  •  Mức 2 điểm (mù mờ): biết được vấn đề nhưng không biết được giải pháp.
  •  Mức 1 điểm (điểm mù): không có nhu cầu hay vấn đề gì hết.

Công chúng mục tiêu sẽ nằm ở mức 2 – 5 điểm. Nếu điểm càng cao thì landing page sẽ càng cần ít thông tin. Ví dụ, nếu công chúng ở mức 5 điểm thì hãy vào luôn vấn đề chính. Còn nếu công chúng ở mức 2 điểm, sẽ cần nhiều công sức để trình bày về giải pháp, lấy sự tin tưởng để thuyết phục họ chọn mình.

Tuy nhiên, không phải tất cả công chúng luôn ở cùng một mức và chỉ cần một cái landing page là xong. Hãy tạo nhiều hơn một landing page, cố gắng phân loại các nhóm công chúng khác nhau về landing page phù hợp, ví dụ, phân loại từ bước chạy quảng cáo facebook, chạy email marketing cho khách hàng cũ… Nên bắt đầu bằng việc viết landing page cho nhóm 2 điểm và sau đó, cắt dần các phần đi và biến thành landing page cho các nhóm 3 điểm, 4 điểm, 5 điểm.

Với nhóm 1 điểm, đừng cần chú ý nhiều, vì họ chỉ vô tình đi lạc vào landing page và không có một ý định cụ thể nào. Cũng không cần dành nguồn lực cho nhóm này và cũng không cần thiết tìm cách tối ưu thêm một cái landing page nữa. Hãy làm tốt bốn cái landing page quan trọng kia.

Để xác định xem nhóm công chúng đang ở mức nào, người làm content có thể dùng phần mềm hoặc hệ thống để theo dõi “hành trình” của họ để xem họ đến từ đâu. Có thể bảng mô tả phân loại khách hàng mục tiêu sẽ là như này:

Mức 2 điểm Tìm kiếm trên google đủ kiểu.
Mức 3 điểm Liên kết từ một trang tương tự.
Mức 4 điểm Tìm thương hiệu, sau đó lòng vòng đi lạc vào page.

Vào thông qua hệ thống site trung gian hoặc đối tác của bạn.

Nhận được email và click vào.

Mức 5 điểm Biết landing page vào trực tiếp.

Tìm tên thương hiệu + vài từ như kiểu sale, khuyến mại, giảm giá, coupon…

Dựa vào cách phân loại trên, hãy “cài cắm” landing page phù hợp để công chúng đến được nơi mà họ thuộc về.

Mỗi chữ đều có “bổn phận” của mình

Headline cực kỳ quan trọng trong bất cứ trường hợp nào, trong landing page cũng thế. Liệu môt headline có thể làm được tất cả những việc dưới đây không?

  •  Thu hút sự chú ý của công chúng.
  •  Phù hợp với cách viết chung của toàn bài.
  •  Tăng thứ hạng từ khoá.
  •  Diễn giải được nội dung tổng quan.
  •  Thuyết phục hành động.

Câu trả lời là không. Một headline không thể làm nên mùa xuân. Headline, sub-headline, content phần thân, CTA… đều có một vai trò cụ thể. Giống như dây chuyền sản xuất trong nhà máy ấy, một người không thể làm tất cả mọi thứ, làm từ A-Z được. Người làm content phải phân tách vai trò từng phần ra, cụ thể “Bảng mô tả các thành phần trong landing page” như sau:

Headline Thu hút sự chú ý và giữ công chúng ở lại trên page
Sub-headline Điều hướng sự chú ý về phần thân.
Phần thân Trực tiếp liên quan đến mục đích của landing page.
Bằng chứng Tạo sự tin tưởng, cởi trói sự nghi ngờ.
Headline của biểu mẫu Giúp công chúng bớt lo lắng để họ quyết tâm “hành động” như mục đích ban đầu.
Biểu mẫu Các thông tin đơn giản.
CTA Để ấn vào và hoàn thành.

Các thành phần trong landing page đều bổ trợ cho nhau để tạo ra kết quả cuối cùng. Một phần làm không tốt, những phần còn lại cũng chẳng còn ý nghĩa gì. Vì vậy, hãy công bằng với tất cả các phần trên.

Tất nhiên, headline vẫn có thể làm nhiều hơn là việc “thu hút sự chú ý”. Tuy nhiên, bạn không nên cố gắng làm vậy, vì nếu bạn cố nhồi thêm vai trò “tạo sự tin tưởng, cởi trói nghi ngờ” vào headline, sẽ khiến vai trò cũ biến mất hoặc kém thuyết phục.

Ngọ Hồng Phương

Nguồn: trungduc.net

Chia sẻ:

Call Now Button
Gửi tin nhắn facebook