Người nổi tiếng trên mạng sẽ ra sao nếu Facebook, Instagram không còn đếm “like”? – BSOVN - Giải Pháp cho doanh nghiệp Việt

Chào mừng các bạn đến với Công Ty Tư Vấn và Giải Pháp Công Nghệ BSO

1/3/13 Nguyễn Thái Sơn

P.3, Q. Gò Vấp, HCM

8:30 AM - 7:00 PM

Thứ hai đến thứ bảy

Th10 05, 2019

Người nổi tiếng trên mạng sẽ ra sao nếu Facebook, Instagram không còn đếm “like”?

Facebook đã bắt đầu thử nghiệm ẩn bộ đếm số người thích một bài viết nào đó trên mạng xã hội. Trước đó, Instagram cũng từng thử nghiệm.

Từ ngày 27/9, Facebook bắt đầu thử nghiệm việc không đếm số lượt thích (Like) của bài viết với người dùng tại Australia. Theo mạng xã hội này, việc bỏ chức năng đếm like sẽ giúp người dùng bớt lo lắng và trầm cảm do dùng mạng xã hội.

Thực tế khi sử dụng mạng xã hội, người dùng sẽ có xu hướng cảm thấy vui vẻ, tự hào khi họ có một bài đăng được nhiều người thích. Trong khi nếu ít like sẽ khiến họ cảm thấy buồn hơn.

Mạng xã hội ảnh Instagram đã thử nghiệm tắt bộ đếm lượt thích từ đầu năm nay ở Canada và hiện nay đã mở rộng thử nghiệm sang nhiều khu vực khác. Instagram cho biết phản ứng của người dùng khi không hiện bộ đếm like không quá tệ.

Thế nhưng, trên mạng xã hội còn cả một ngành kinh doanh truyền thông khác. Và bộ đếm like là một thước đo trong ngành này.

CNN Money đã phỏng vấn một người dùng nổi tiếng trên Instagram. Nhiếp ảnh gia 23 tuổi người Canada Sam Mc Allister được coi là một người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL) có tới 23.000 người theo dõi.

Mỗi bài đăng của anh thường có ít nhất 1.000 lượt thích còn trung bình sẽ dao động từ 4.000 đến 6.000 like. Và các thương hiệu thường trả tiền cho anh để được xuất hiện trong các bài đăng.

Theo nhiếp ảnh gia này: “Các bài viết của tôi được trả tiền theo số lượng tương tác và tiêu chí chính hiện nay là tôi có bao nhiêu người theo dõi trên Instagram”.

Instagram cũng giống như Facebook, cho rằng bỏ đếm like sẽ giúp người dùng không chịu áp lực nào khi sử dụng. Nhưng không có đếm like cũng khiến cho những người làm truyền thông trên mạng xã hội như Mc Allister và cả các doanh nghiệp cần quảng bá phải thay đổi chiến lược để thích nghi.

Đại diện Instagram phát biểu: “Chúng tôi hiểu rằng số lượng like là một số liệu quan trọng với những nhà sáng tạo nội dung và thử nghiệm lúc này mới chỉ mang tính thăm dò. Chúng tôi đang tìm cách để các nhà sáng tạo truyền đạt giá trị của họ tới đối tác”.

Ngành kinh doanh KOL đang được coi là một sản phẩm truyền thông mới. Các KOL và cả những nhà thầu truyền thông vẫn còn đang thảo luận để đánh giá tác động tiêu cực khi không còn đếm like được.

CEO của nền tảng marketing qua KOL Active, bà Kamiu Lee cho rằng, ban đầu các thay đổi sẽ khiến cho các bên cảm thấy khó khăn nhưng về lâu dài, chắc chắn sẽ có cách. Nhưng theo một KOL khác là Felicity Palmateer với 184.000 người theo dõi, chị cho rằng sẽ có những khó khăn cho ai muốn tham gia vào ngành này.

Ra mắt chưa được 10 năm, Instagram đã trở thành nơi để hàng loạt các nhà phát triển nội dung kiếm tiền. Từ hướng dẫn viên thể hình, blogger thời trang cho đến nhà thiết kế nội thất, chỉ cần có nhiều lượt người theo dõi là họ có cơ hội kiếm tiền.

CNN dẫn lại một báo cáo cho biết, hiện nay giá một bài đăng trên Instagram của người nổi tiếng có giá cao nhất là hơn 1 triệu USD.

Còn các thương hiệu, họ cần hợp tác với những người có sự ảnh hưởng trên mạng xã hội để sản phẩm của họ được nêu trong bài viết. Như vậy sức lan toả sẽ cao hơn các loại hình quảng cáo khác.

Khi đó để cân nhắc hợp tác, các thương hiệu cần xem xét các yếu tố của KOL bao gồm số lượt thích, số bình luận, số lượng người theo dõi và các loại nội dung mà người đó đăng.

Vậy không còn đếm like, đồng nghĩa với việc mất đi một chỉ số để phân tích. Các chuyên gia cho rằng sẽ gây khó cho việc phát hiện ra những tài khoản Instagram đi mua like để tăng giá bản thân.

Để phát hiện những người đi mua like có khá nhiều cách. Dễ dàng nhất là theo dõi toàn bộ Instagram của người đó, nếu một bài viết có lượng like tăng bất thường, những người làm nhiệm vụ phân tích sẽ tiến hành kiểm tra xem ai đã like bài đăng, tìm hiểu những người like này có phải là người dùng thật hay không.

Instagram thì cho biết, họ đang nâng cấp chính sách và công cụ chống spam trên nền tảng của họ. Nếu phát hiện người dùng nào sử dụng spam để tăng lượng like, họ sẽ chặn tài khoản like spam, nếu nặng hơn sẽ là xoá cả nội dung mua like.

CEO nền tảng kết nối KOL Viral Nation cho rằng, vẫn có thể lạc quan khi các mạng xã hội không còn đếm like. Các thương hiệu thay vì nhìn vào lượt like của các bài đăng, hãy nhìn vào những chỉ số khác như thông tin nhân khẩu, phân tích tính cách của những người tương tác với bài viết.

Từ đó khoanh vùng được những người dùng phù hợp với thương hiệu, có thể trở thành khách hàng của mình. Không ít người dùng trên mạng xã hội có thói quen đi “like dạo”trong khi họ còn chưa đọc bài đăng.

Tùng Linh
Nguồn: BizLive

Chia sẻ:

Call Now Button
Gửi tin nhắn facebook