Tầm quan trọng của Trung tâm trải nghiệm thương hiệu – BSOVN - Giải Pháp cho doanh nghiệp Việt

Chào mừng các bạn đến với Công Ty Tư Vấn và Giải Pháp Công Nghệ BSO

1/3/13 Nguyễn Thái Sơn

P.3, Q. Gò Vấp, HCM

8:30 AM - 7:00 PM

Thứ hai đến thứ bảy

Th11 12, 2019

Tầm quan trọng của Trung tâm trải nghiệm thương hiệu

Trung tâm trải nghiệm thương hiệu là nơi dành cho khách hàng tương tác và trải nghiệm nhằm khơi gợi cảm xúc của họ với doanh nghiệp một cách tối ưu. Trung tâm thường đặt tại các Flagship store hoặc các booth bán hàng trong mall – nơi đông người qua lại.

Trung tâm trải nghiệm thương hiệu đóng vai trò như “điểm chạm” để doanh nghiệp và khách hàng kết nối lẫn nhau. Nhờ đó, thương hiệu thay đổi những đánh giá “bề nổi” dựa trên truyền thông và quảng cáo bằng cái nhìn sâu sắc, khăng khít, đa chiều qua những tương tác chân thực với khách hàng.

Nhận định về trung tâm trải nghiệm thương hiệu, ông Tim Kobe – Founder của agency thiết kế Eight Inc chia sẻ: “Đây là nơi giúp người dùng trải nghiệm các giá trị khác nhau của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó họ có thể hiểu rõ giá trị của doanh nghiệp hơn. Mô hình này khá phổ biến trong ngành bán lẻ vì người dùng có xu hướng mua hàng theo cảm xúc và hợp lí hoá hành động của mình”.

 

Trung tâm trải nghiệm thương hiệu được ứng dụng phổ biến tại Trung Quốc và Mỹ.

Hơn một thập kỉ trước, Steve Jobs, cựu CEO Apple đã yêu cầu Eight Inc thiết kế một Flagship store cho Apple với mục tiêu khơi gợi cảm xúc của khách tham quan. Đáp ứng yêu cầu này, một khối kính tối giản được dựng lên tại New York. Đây vừa là trung tâm trải nghiệm khách hàng, vừa là cửa hàng bán lẻ. Theo thời gian, cửa hàng này trở thành biểu tượng của thành phố.

Ra mắt cửa hàng Apple 24/7 trên đại lộ thứ năm của thành phố New York năm 2006 đã thay đổi bản chất về sự tương tác giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

Một sự kiện trải nghiệm “Táo”.

Tại Trung Quốc, thương hiệu mỹ phẩm MAC cũng sở hữu một trung tâm trải nghiệm ở Thượng Hải. Trung tâm được thiết kế bởi Whitwam – giám đốc điều hành agency Wunderman Thượng Hải. Tại đây, khách hàng có thể thử các mẫu son mới qua hệ thống gương ảo trên Wechat. Ông Whitwam chia sẻ: “Chỉ trong một ngày hoạt động, chiến dịch đã mang về lượng truy cập tăng gấp 4 lần so với một cửa hàng bình thường và doanh số vượt trội”.

Với sự cạnh tranh khốc liệt ở Trung Quốc, đặc biệt là thị trường O2O (Online to Offline), các thương hiệu phải ráo riết tìm ra nhiều ý tưởng trải nghiệm độc đáo. Ông Whitwam nhận định: “Phần đông người tiêu dùng Trung Quốc vẫn còn chuộng hình thức bán lẻ truyền thống, vì vậy cần sự kết hợp lý tưởng giữa online và offline để tăng cơ hội kết nối với người dùng”.

Cũng chia sẻ về chủ đề này, ông Sam McMorran – Giám đốc sáng tạo của Imagination Trung Quốc cho biết: “Những ấn phẩm thiết kế không đồng nhất, chất lượng kém giữa online và offline dẫn đến hệ quả tiêu cực và gây thất vọng ở người dùng”.

Cửa hàng Xiaomi tại Bắc Kinh.

Trung tâm trải nghiệm thương hiệu đem lại những lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp như giúp thu thập lượng dữ liệu, kết nối với khách hàng, xây dựng cộng đồng, nâng cao khả năng truyền miệng và tăng tỉ lệ chuyển đổi tự nhiên cho thương hiệu.

Ví dụ như khi trải nghiệm một hoạt động thú vị tại một Flagship store, người dùng sẽ hào hứng chia sẻ hình ảnh trên các trang mạng xã hội, từ đó góp phần vào làn sóng truyền miệng và tăng nhận biết thương hiệu với cộng đồng. Với không gian rộng rãi, thương hiệu mỹ phẩm MAC hay thương hiệu điện thoại Vivo có thể kết hợp tổ chức các sự kiện ở quy mô vừa và nhỏ như họp báo hoặc giao lưu với KOL.

Trung tâm trải nghiệm thương hiệu Vivo tại Thượng Hải.

Tóm lại, trung tâm trải nghiệm thương hiệu là điểm trao đổi giá trị giữa người dùng và thương hiệu. Người dùng được tự do trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ một cách vui vẻ và hoàn toàn miễn phí, còn thương hiệu nhận được mức độ lan toả tự nhiên cao và tạo được một cộng đồng riêng của mình. Một trải nghiệm tuyệt vời sẽ đem đến một kết quả kinh doanh tuyệt vời.

Trâm Nguyễn (Brands Vietnam)

Nguồn: Campaign Asia

Chia sẻ:

Call Now Button
Gửi tin nhắn facebook