P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Chúng ta sẽ xây dựng chiến lược Brand yêu thương dựa vào tiến trình cảm nhận Brand của khách hàng – được chia thành 5 giai đoạn: (1) Chưa biết, (2) Ít người biết, (3) Hứng thú, (4) Yêu thích, (5) Yêu thương.
Khi khách hàng chưa biết đến Brand của bạn, bạn cần làm cho Brand mình nổi bật để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Khi khách hàng ít biến đến Brand của bạn, bạn cần khắc ghi hình ảnh Brand trong tâm trí khách hàng để khách hàng cảm nhận rõ sự khác biệt của bạn.
Khi khách hàng hứng thú với Brand của bạn, bạn cần đẩy mạnh trải nghiệm hài lòng để khách hàng thêm tin tưởng vào bạn.
Khi khách hàng yêu thích Brand của bạn, bạn cần thắt chặt tình cảm của khách hàng hơn nữa
Khi khách hàng yêu thương Brand của bạn, bạn cần tạo động lực cho những khách hàng trung thành nhất trở thành những ‘đại sứ Brand’ – họ sẽ lan truyền và giới thiệu Brand bạn đến nhiều người khác.
Để 5 chiến lược trên hiệu quả, bạn cần đảm bảo 5 yếu tố sau đây:
Tất cả vì khách hàng: đừng lấy sản phẩm/dịch vụ làm gốc, hãy lấy Insight về khách hàng làm gốc. Luôn lắng nghe, khảo sát, trao đổi với khách hàng để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn, khó khăn của họ. Khách hàng chỉ quan tâm mỗi 1 vấn đề ‘Tôi được lợi gì từ Brand của bạn?’, hãy truyền thông cho họ biết những lợi ích bạn mang lại cùng những trải nghiệm khi họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Dám khác biệt: ngoài sự sáng tạo, bạn cần can đảm để làm những cái chưa ai làm, nếu bạn không tốt hơn, đặc biệt hơn, hay rẻ hơn… bạn sẽ khó tồn tại lâu trong biển cạnh tranh khốc liệt.
Xây dựng mọi cái xung quanh ý tưởng Brand: ý tưởng Brand là yếu tố đầu tiên nối kết khách hàng với Brand và cũng là cái đọng lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Mỗi lần khách hàng thấy dịch vụ/sản phẩm của bạn thể hiện đúng ý tưởng Brand, họ sẽ thêm phần tin tưởng, ngược lại, bạn sẽ đánh mất dần uy tín với khách hàng.
Tập trung xuyên suốt: tập trung mọi nguồn lực trong khả năng của bạn vào nhiệm vụ củng cố, nâng cao quan hệ với khách hàng và gia tăng lợi thế cạnh tranh cho bạn.
Giữ lửa đam mê: bạn phải thực sự yêu công việc bạn làm, truyền cảm hứng cho toàn bộ đội ngũ và thể hiện đam mê đó mỗi khi giao tiếp với khách hàng. Hãy nhớ đam mê công việc là bí quyết thành công của bạn, nếu chính đội ngũ của bạn không thích những gì họ làm thì làm sao khách hàng có thể yêu thích Brand của bạn?
Khi Brand của bạn thu hút, được khách hàng yêu thương, bạn sẽ nâng cao sức mạnh/tầm ảnh hưởng đối với tất cả các bên liên quan (Stakeholder) đến hoạt động kinh doanh của bạn: người tiêu dùng (Consumer), đối thủ cạnh tranh hiện tại (Competitor), đối thủ cạnh tranh mới (New entry), nhân viên (Employee), những người có tầm ảnh hưởng (Influencer), truyền thông (Media), nhà cung ứng (Supplier) và kênh phân phối (Channel).
Khi người tiêu dùng yêu thương Brand, họ sẽ ít suy nghĩ lý trí hơn và sẵn sàng làm theo tình cảm: họ vẽ logo brand lên trán, họ đứng trong mưa chờ sản phẩm mới ra mắt, họ bênh vực Brand khi có người chỉ trích… họ không thể sống thiếu Brand.
Các kênh phân phối hiểu rõ người tiêu dùng ưa chuộng Brand nào và sẵn sàng làm mọi cách để có được sản phẩm của Brand đứng đầu trên kệ hàng của mình. Brand yêu thương dễ dàng nắm lợi thế khi đàm phán với các kênh phân phối: vị trí quầy kệ tốt, điều khoản hợp tác cùng hỗ trợ triển khai Promotion ưu ái cho Brand.
Các đối thủ cạnh tranh (cả hiện tại và mới) trừ khi có ưu thế vượt bậc về công nghệ sẽ khó lòng cạnh tranh với Brand yêu thương, bởi khi yêu thương Brand, khách hàng sẽ quyết định mua theo tình cảm & trải nghiệm với Brand, họ ít để ý đến tính năng của sản phẩm/dịch vụ.
Đối với giới truyền thông, Brand yêu thương được xem là gương mặt vàng thu hút khán thính giả. Brand sẽ dễ dàng thương lượng mức phí truyền thông ưu đãi hoặc được các kênh truyền thông – Fanpage, blogger, TV show… chủ động săn đón. Thậm chí, Brand yêu thương còn chẳng màng đến những từ khóa chuẩn SEO, bởi chính họ có đủ sức ảnh hưởng để tự đưa ra tiêu chuẩn cho ngành hàng.
Các nhà cung ứng cũng khao khát được hợp tác với Brand yêu thương vì cơ hội tăng doanh thu và uy tín khi làm đối tác với 1 thương hiệu dẫn đầu thị trường.
Đối với đội ngũ nhân viên, Brand yêu thương là niềm tự hào của họ, họ vui sướng vì được làm việc cho 1 thương hiệu dẫn đầu, được khách hàng yêu thương và chính họ đang đại diện cho thương hiệu đó. Họ sẽ muốn gắn bó nhiều hơn, cống hiến nhiều hơn cho Brand.
Những nhân vật có tầm ảnh hưởng – như blogger, phóng viên, nhà bình luận, ngôi sao điện ảnh, chuyên gia đầu ngành… cũng tự hào khi được mời viết bài, quảng bá hay bình luận cho sản phẩm/dịch vụ của Brand yêu thương.
Brand yêu thương dễ dàng tăng lợi nhuận
Với sức mạnh và tình yêu thương từ công chúng, Brand yêu thương dễ dàng tận dụng cơ hội gia tăng lợi nhuận – thông qua 8 con đường sau:
(1) Chiến lược giá cao (Premium pricing)
(2) Khuyến khích mua thêm (Trading up on price)
(3) Giảm chi phí sản xuất (Lower cost of goods)
(4) Giảm chi phí bán hàng & Marketing
(5) Thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh
(6) Tăng doanh thu từ khách hàng thân thiết (Getting loyal users to use more)
(7) Mở rộng thị trường (Entering new markets)
(8) Phát triển tính năng mới cho Brand (Finding new uses for the brand)
Lời kết: trong 1 thế giới ngập tràn thương hiệu và cạnh tranh quyết liệt, các nguyên lý Marketing cũ ngày càng lỗi thời và kém hiệu quả, bởi chúng tập trung nhiều vào sản phẩm/dịch vụ và được áp dụng đồng loạt bởi các công ty trong cùng ngành hàng, kết quả là khách hàng ngày càng nhàm chán và không còn cảm nhận được sự khác biệt của Brand. Trong bối cảnh đó, chiến lược ‘Brand yêu thương’ là một giải pháp nhiều tiềm năng, mang lại lợi thế bền vững, bởi khi khách hàng yêu thương Brand, họ sẽ gắn bó, bảo vệ và truyền bá cho Brand. Brand có được nguồn sức mạnh to lớn và nắm trong tay nhiều lựa chọn để tiếp tục phát triển và gia tăng lợi nhuận.
CASK ACADEMY
Nguồn: Brands Vietnam