P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Dòng tiền và lợi nhuận là hai khái niệm liên quan nhưng lại hoàn toàn khác nhau:
Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Nhiều người sẽ không thấy sự khác biệt rõ rệt vì nghĩ rằng dòng tiền vào cũng là doanh thu và dòng tiền ra cũng như chi phí. Nhưng sự thật lại không phải vậy. Bạn có lợi nhuận chưa chắc bạn có tiền mặt (ví dụ như bạn bán nợ), có tiền mặt cũng chưa chắc sinh được lời.
Ví dụ: Bạn mở một cửa hàng, sau đó bạn còn dư 300 triệu tiền vốn. Tháng đầu tiên bạn thu được 10 triệu tiền bán hàng. Anh bạn thấy bạn buôn bán có lợi thế là liền đầu tư thêm cho bạn 200 triệu nữa. Vậy ở đây Dòng tiền vào = 200 + 10 = 210 triệu. Trong khi đó doanh thu của bạn chỉ có 10 triệu mà thôi.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho dòng tiền của doanh nghiệp gặp vấn đề (âm liên tục, cứ mãi đứng yên…). Rất nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì lý do đơn giản là vì không phân biệt được việc kiếm tiền với quản lý dòng tiền.
Quản lý tốt dòng tiền là cả một vấn đề bởi vì thu nhập của chúng ta chưa chắc ổn định trong khi các chi phí cần phải thanh toán thì tháng nào cũng có. Doanh thu thấp không phải là vấn đề về dòng tiền mà đó vấn đề của sản phẩm, của dịch vụ. Vậy dòng tiền như thế nào thì gọi là có vấn đề? Là khi kinh doanh tốt, doanh thu cao nhưng tiền mặt lại bị giam trong hàng hóa tồn kho hoặc trong các khoản phải thu (khoảng tiền người khác nợ bạn), là khi bạn nợ tiền người khác nhưng chưa thanh toán…Tiền vẫn về chỉ có điều chưa đến mà thôi.
Giải quyết các vấn đề về dòng tiền đôi khi rất đơn giản nhưng nhiều lúc lại vô cùng khó khăn. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là “Làm thế nào để quản lý dòng tiền một cách hiệu quả?”
1– Đa dạng hóa nguồn thu
Trước hết, để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, điều quan trọng là bạn nên cố gắng đa dạng hóa nguồn thu cho doanh nghiệp thay vì chỉ dựa vào một nguồn duy nhất.
Mục đích để làm gì? Để tránh đưa dòng tiền của doanh nghiệp rơi vào thế bị động. Trong trường hợp “thất thu” từ một nguồn nào đó, bạn còn có một nguồn khác để thay thế.
2– Thảo luận, dự báo, phân tích dòng tiền
Tiền của bạn đang đến từ đâu? Đến bao nhiêu? Doanh nghiệp đang, sắp phải chi trả các khoản tiền gì? Chi trả bao nhiêu? Đó là những yếu tố quan trọng bạn cần phải nắm rõ.
Thường xuyên thảo luận với nhân viên, đưa ra báo cáo, dự đoán về các khoản phải trả, phải thu, các khoản đang “xử lý” (còn nằm trong dự án, giao dịch…).
Nắm rõ tình hình dòng tiền, bạn mới có thể đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp cho doanh nghiệp.
3– Rút ngắn thời hạn thanh toán
Không có gì tệ hơn việc hoàn thành dự án, chiến dịch cho khách hàng (hoặc bán hàng xong) lại phải chờ đợi cho đến khi khách thanh toán.
Nếu có thể, hãy thương lượng với khách hàng xem liệu họ có thể trả tiền trước, hoặc ít nhất là đặt cọc trước một phần hóa đơn trước khi bạn bắt đầu thực hiện dự án cho họ.
Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, nên hạn chế bán nợ, hoặc chỉ bán nợ trong phạm vi cho phép (ít rủi ro nhất). Làm như vậy bạn sẽ có thể kiểm soát dòng tiền dễ dàng hơn.
Nguồn: tổng hợp