5 điều cần lưu ý khi lên kế hoạch kinh doanh thời trang hậu đại dịch – BSOVN - Giải Pháp cho doanh nghiệp Việt

Chào mừng các bạn đến với Công Ty Tư Vấn và Giải Pháp Công Nghệ BSO

1/3/13 Nguyễn Thái Sơn

P.3, Q. Gò Vấp, HCM

8:30 AM - 7:00 PM

Thứ hai đến thứ bảy

Th6 15, 2020
by

5 điều cần lưu ý khi lên kế hoạch kinh doanh thời trang hậu đại dịch

Sau thời gian giãn cách xã hội, các thương hiệu thời trang nội địa đã trở lại với nhiều hoạt động cho mùa Hè năm nay: khai trương lại cửa hàng, ra mắt bộ sưu tập mới, bổ sung nhân sự cho bộ máy hoạt động của mình… Tuy nhiên, thị trường thời trang Việt Nam sẽ phục hồi thế nào sau đại dịch vẫn còn là một câu hỏi khó khiến giới kinh doanh đau đầu.

Nếu đang lên chiến lược kinh doanh thời trang trong thời gian tới, những người làm thời trang cần lưu ý những điều sau đây:

1. Ngành công nghiệp thời trang thế giới trên đà thay đổi

Thương hiệu UNIQLO khai trương cửa hàng thứ 2 tại Sài Gòn (Trung tâm thương mại SC VivoCity) sau thời gian giãn cách là một trong những dấu hiệu cho thấy sự lạc quan của tập đoàn thời trang hàng đầu về thị trường tiêu dùng Việt Nam.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp thời trang thế giới đang đứng trước nhiều lời kêu gọi thay đổi, dẫn đầu là thương hiệu Gucci và Saint Laurent thuộc tập đoàn thời trang Kering đã tuyên bố ngừng trình diễn thời trang theo lộ trình cố định của Fashion Week như truyền thống, mà sẽ ra mắt bộ sưu tập theo lịch trình riêng. Nhiều thương hiệu thời trang cũng cố gắng ngừng chạy theo guồng quay vội vã ra mắt bộ sưu tập mới, để rồi cố gắng tìm cách tiêu thụ hàng vào cuối mỗi mùa thời trang, thay vào đó họ chọn giải pháp sản xuất ít lại và chiết khấu thấp hơn.

Nhiều thương hiệu thời trang cũng cố gắng ngừng chạy theo guồng quay vội vã ra mắt bộ sưu tập mới để rồi cố gắng tìm cách tiêu thụ hàng vào cuối mỗi mùa thời trang.

Sự thay đổi của ngành công nghiệp thời trang toàn cầu sẽ ảnh hưởng nhiều đến ngành công nghiệp thời trang Việt Nam. Giảm bớt sự dư thừa hàng hoá là một trong những điều mà người làm kinh doanh thời trang hoặc những người có ý định bước chân vào lĩnh vực này cần lưu tâm.

Sự thay đổi của ngành công nghiệp thời trang toàn cầu sẽ ảnh hưởng nhiều đến ngành công nghiệp thời trang Việt Nam.

2. Thế hệ trẻ tiêu dùng có ý thức hơn

Gen Z (phân khúc nhân khẩu học có năm sinh từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2000), thế hệ lớn lên cùng internet và mạng xã hội, họ cũng chứng kiến ​​sự tăng trưởng kinh tế khổng lồ của một môi trường đầy cơ hội. Do đó, việc tiếp thu sự giáo dục tiến bộ và lối sống khác biệt đã mang đến cho họ những giá trị và niềm tin khác với thế hệ trước đó, cho phép họ lớn lên như những người trẻ lạc quan và tự tin. Cũng từ đó, họ nhận thức nhiều hơn về bảo vệ môi trường và thời trang đạo đức, thời trang bền vững. Trước Gen Z, Millennials (còn được gọi là Thế hệ Y – sinh ra từ năm 1981 đến năm 1996) bên cạnh bảo vệ môi trường và thời trang đạo đức, thời trang bền vững, họ còn là những người đòi hỏi dịch vụ cao cấp và các sản phẩm độc đáo, chất lượng.

Tại thị trường thời trang Việt Nam, thế hệ Millennials và Gen Z đang là đối tượng tiêu dùng được nhiều thương hiệu thời trang nhắm đến với nhiều chiến dịch quảng cáo tập trung vào hai nhóm đối tượng này.

Tại thị trường thời trang Việt Nam, thế hệ Millennials và Gen Z đang là đối tượng tiêu dùng được nhiều thương hiệu thời trang nhắm đến với nhiều chiến dịch quảng cáo tập trung vào hai nhóm đối tượng này. Hai nhóm đối tượng này quan tâm nhiều hơn đến các thương hiệu thời trang nội địa, họ sẵn lòng chi tiêu cho các thương hiệu nội địa danh tiếng và chất lượng, cũng như sẵn sàng nói không mua sắm sản phẩm hàng giả, hàng đạo nhái.

Ý thức tiêu dùng này phản ánh rõ rệt qua sự trở lại của thương hiệu giày Biti’s được giới trẻ đón nhận nhiệt tình, giày Thượng Đình hay các thương hiệu giày mới nổi như MỘT cũng được giới trẻ chú ý với giá thành vừa phải. Nếu muốn đi được xa và chinh phục các đối tượng này, các thương hiệu nội địa Việt Nam nên xây dựng giá trị cốt lõi và tầm nhìn hướng đến các giá trị bền vững, đạo đức và xây dựng sự độc đáo trên nền văn hoá, nhất là sự đặc sắc của văn hoá Việt Nam.

Biti’s ra mắt sản phẩm mới gắn với văn hoá Hà Nội

3. Thời trang nội địa dần xây dựng được vị thế riêng

Với tinh thần nỗ lực học hỏi, cộng với việc đội ngũ các nhà thiết kế thời trang Việt trẻ ngày càng được đào tạo quy mô và bài bản hơn, cùng sự phát triển của xã hội, các thương hiệu thời trang nội địa cũng xây dựng được cho mình chỗ đứng nhất định. Nếu như trước đây “thời trang Việt Nam” không được đánh giá cao kèm theo những lời nhận xét tiêu cực, thì năm vừa qua sự xuất hiện của Phương My và Công Trí tại một trong tứ đại kinh đô thời trang – New York Fashion Week thực sự tạo nên sự niềm tự hào cho thời trang Việt.

Công Trí tại New York Fashion Week thực sự tạo nên sự niềm tự hào cho thời trang Việt

Với tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam, việc trung thành với một vài thương hiệu chưa cao, nhưng họ sẵn sàng đón nhận những sản phẩm thiết kế từ các nhà thiết kế trong nước. Theo thống kê từ công ty nghiên cứu thị trường Statista, quy mô thị trường quần áo Việt Nam năm 2019 ước tính 5,6 tỉ USD với mức tăng trưởng kỳ vọng 8,8% mỗi năm trong giai đoạn 2019-2023. Đặc biệt, 97% doanh thu thị trường đến từ những mặt hàng quần áo bình dân, không phải hàng cao cấp, cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường thời trang Việt Nam dành cho các thương hiệu nội địa.

Môi Điên với bộ sưu tập mang tên gọi “Chích Quái”

4. Việc đào thải diễn ra chóng vánh

Do ảnh hưởng của COVID-19, nhiều thương hiệu thời trang nội địa trên các con phố mua sắm sầm uất ở trung tâm Sài Gòn và Hà Nội âm thầm đóng cửa trả mặt bằng hoặc thu hẹp quy mô. Sự cạnh tranh gay gắt của loạt thương hiệu thời trang nội địa cùng ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo theo nền kinh tế đi xuống đã khiến cho nhịp phát triển của thị trường kinh doanh thời trang có sự chững lại. Nhiều chiến dịch sale-off kéo dài liên tục với mức giảm giá cao cho thấy lượng hàng tồn của các thương hiệu nội địa không nhỏ, nhất là hai quý đầu năm 2020.

Sự cạnh tranh gay gắt của loạt thương hiệu thời trang nội địa cùng ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo theo nền kinh tế đi xuống đã khiến cho nhịp phát triển của thị trường kinh doanh thời trang có sự chững lại.

Ngay cả những tập đoàn thời trang nhanh triệu đô cũng cố gắng giảm thiểu thiệt hại bằng cách huỷ các đơn hàng mới, đóng cửa các cửa hàng thời trang không hiệu quả để giảm bớt thiệt hại. Mới đây, Tập đoàn Inditex, sở hữu các thương hiệu như Zara, Bershka, Pull & Bear, Massimo Dutti… quyết định đóng cửa 1.200 cửa hàng và đẩy mạnh hơn thương mại điện tử.

Đối với các thương hiệu thời trang nội địa, đây cũng là lúc tái cơ cấu quy mô và lên chiến lược phát triển. Một bộ máy rườm rà không mang lại hiệu quả nên thay thế bằng một bộ máy tinh gọn, đầu tư tài chính đúng chỗ và biết cách quản lý. Nếu chưa có kiến thức nền tảng, bạn có thể tham khảo Chương trình Quản trị kinh doanh Thời trang dài hạn để nắm vững tư duy của người làm chủ thương hiệu thời trang.

5. Phát triển thương mại điện tử

Thương mại điện tử được quan tâm nhiều hơn trong mùa dịch COVID-19, nhất là khi các cửa hàng buộc phải đóng cửa. Việc phát triển song song cả hai kênh bán hàng: bán hàng tại cửa hàng và bán hàng trực tuyến là điều những ai đang kinh doanh thời trang cần phải lưu tâm, nhất là với thời trang bình dân. Trong thời gian tới đà phát triển của thương mại điện tử sẽ còn cao hơn nữa, cùng với đó là sự phát triển của các nền tảng công nghệ đặc biệt dành cho giới trẻ, tiêu biểu là TikTok.

Việc phát triển song song cả hai kênh bán hàng: bán hàng tại cửa hàng và bán hàng trực tuyến là điều những ai đang kinh doanh thời trang cần phải lưu tâm, nhất là với thời trang bình dân.

Trong phân khúc thời trang bình dân, khi mua sắm trực tuyến, tâm lý khách hàng thường thích khuyến mãi và miễn phí giao hàng (free shipping). Nắm được tâm lý đó, sàn thương mại điện tử Shopee đã áp dụng hình thức miễn phí giao hàng để thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng. Nhiều cửa hàng thời trang đã mở gian hàng trên Shopee và hướng dẫn khách hàng mua sản phẩm trên Shopee để được miễn phí giao hàng.

Mặt khác, theo thống kế cho thấy, hơn 46% người mua hàng trực tuyến trung thành với các thương hiệu mà đã biết hoặc đã mua. Điều này trước đây gây trở ngại cho những thương hiệu mới. Nhưng giờ đây 34% người mua hàng trực tuyến sẵn sàng khám phá các thương hiệu bền vững.

Một lưu ý là khách hàng hậu đại dịch có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng bền vững và có chất lượng cao dù sản phẩm đắt tiền. Bên cạnh đó, quyết định mua sắm ở đâu và chọn thương hiệu nào của người dùng thường dựa vào những trải nghiệm trước đây của họ và cảm xúc với thương hiệu.

SR Fashion Business School

Nguồn: Brandsvietnam

Chia sẻ:

Call Now Button
Gửi tin nhắn facebook