P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Hay nói một cách khác, để tất cả những bài viết liên kết và bổ sung cho nhau, bạn cần một kế hoạch cụ thể về hệ thống, mục tiêu, đối tượng, thời gian,… Vì nếu không, những nội dung bạn viết rất dễ rời rạc, đi chệch khỏi mục tiêu ban đầu của chiến dịch hoặc thậm chí nếu viết nhiều quá, không có định hướng, người đọc sẽ bị rối với những nội dung mà bạn đăng tải.
Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn Mô hình 6 bước hoạch định Content Plan, các bạn có thể tham khảo và áp dụng trực tiếp vào thực tế, cụ thể:
Đầu tiên, khi có nhận được một bảng yêu cầu từ team hay brief từ khách hàng, việc đầu tiên bạn cần làm là mở rộng hướng nghiên cứu. Nghiên cứu về Thương hiệu (Thương hiệu có gì hay?), Nghiên cứu về Khán giả mục tiêu (Viết cho Ai đọc?) và rất quan trọng đó là Nắm rõ Mục tiêu thực sự của chiến dịch (Đọc xong làm gì?).
Sau khi đã mở rộng nghiên cứu, bước tiếp theo cần làm đó là thu hẹp phạm vi, “Nghĩ và Chọn” để chắt lọc thông tin. Từ đó, bạn có thể chọn ra Thông điệp (thương hiệu làm gì, cho ai, ở đâu, khi nào, để đạt được điều gì,…) và Từ khóa chủ đạo (từ khóa thương hiệu không thể hy sinh & từ khóa bổ trợ). Khi kết thúc hai bước này, bạn đã có một Định hướng đi bài cụ thể.
Khi đã đưa ra được định hướng cho tuyến bài, hãy tiếp tục brainstorming để tìm thêm nhiều chủ đề, góc độ, quan điểm và hướng phát ý khác nhau. Có 7 nhóm chủ đề hay có thể hiểu là 7 lăng kính để nhìn thương hiệu theo nhiều góc cạnh khác nhau, từ đó có những hướng nội dung khách quan, thú vị, nhiều màu sắc hơn. Ví dụ: Lăng kính thương hiệu, Lăng kính sản phẩm, Lăng kính người lãnh đạo (CEO, CMO, CFO, Founder), Lăng kính khách hàng, Lăng kính ngành hàng, Lăng kính bên thứ 3, Lăng kính nội bộ,…
Sau khi brainstorming và có rất nhiều ý tưởng, bạn sẽ tiếp tục thu hẹp lại, Sàng lọc để loại bỏ các chủ đề không đáp ứng được mục tiêu, chọn ra các chủ đề phù hợp, thống nhất với Team và đưa vào sản xuất. Các bạn có thể sàng lọc dựa trên 4 tính chất: new news (tin mới, sẽ cũ nếu không đăng bài nhanh), one-off content (những nội dung chỉ sử dụng một lần hoặc rất lâu sau mới có thể sử dụng lại), liquid content (những nội dung có thể viết mãi mãi, có thể làm mới hàng tuần/ tháng/ quý,…) và evergreen content (những nội dung muôn đời hữu ích, có thể dùng nhiều lần).
Với một danh sách các chủ đề đã được thống nhất, giờ bạn sẽ cần lên 3 loại kế hoạch bao gồm Kế hoạch tổng (bảng kế hoạch có đầy đủ những bài viết định đăng, format gì, nhóm nào, dạng nội dung ra sao, đăng trên kênh gì,…) bên cạnh đó Lịch sản xuất bài viết (những bài viết có yêu cầu cao về hình ảnh, video sẽ cần thời gian sản xuất lâu hơn so với những bài đăng thông thường), Lịch đăng bài (sắp xếp ngày đăng bài cụ thể trên từng kênh truyền thông).
Và cuối cùng, không kém phần quan trọng đó là vấn đề đo lường. Hãy dựa trên 3 nhóm KPI chính đó là Số người tiếp cận (Reach), Mức độ ảnh hưởng (Influence) và Hiệu quả về mặt chi phí (Cost-effective). Theo đó, bạn sẽ so sánh những chỉ số này với trung bình của đối thủ, thị trường, cũng như tự so sánh với chính những chiến dịch của thương hiệu mình đã triển khai trong quá khứ & hiện tại.
Nguồn: brandcamp