Quy trình 6 bước cho một buổi brainstorm lành mạnh – BSOVN - Giải Pháp cho doanh nghiệp Việt

Chào mừng các bạn đến với Công Ty Tư Vấn và Giải Pháp Công Nghệ BSO

1/3/13 Nguyễn Thái Sơn

P.3, Q. Gò Vấp, HCM

8:30 AM - 7:00 PM

Thứ hai đến thứ bảy

Th7 20, 2021
by

Quy trình 6 bước cho một buổi brainstorm lành mạnh

Nghe đồn brainstorm là “món hàng ngày” của dân sáng tạo. Ôi nhớ những ngày đầu đi làm, háo hức được brainstorm. Nào ngờ đời không như là mơ, brainstorm mấy tiếng mà không thấy vui, chỉ thấy mệt… Sao kì vậy? Mấy anh chị lừa em đúng không hic?

Thật ra, brainstorm cũng cần phải “để ý”, không phải cứ nhào vô là làm được liền. Một số điều căn bản mà bất kì mầm non sáng tạo nào cũng cần, đó là nắm được tiến trình của một cuộc bão não, để biết cần làm gì, vào lúc nào. Không “lố” và cũng không quá “nhơi”, thông thường, brainstorm bao gồm 6 bước chính:

1. Làm nóng (Cá nhân)

Đầu tiên, bạn hãy đọc và tìm hiểu đề bài, thử đặt ra vài bài toán trong đầu. Bạn có thể tìm đọc những tài liệu tham khảo có liên quan, bất kể là của nước ngoài hay Việt Nam. Nhằm để bạn làm nóng não, sẵn sàng bắt đầu từng bước, từng bước một vào giải đề sáng tạo.

2. Nhập cuộc

Khi nghe đề bài những lần đầu tiên, mỗi người có thể hiểu theo nhiều kiểu khác nhau. Sau khi làm nóng xong, bạn và team ngồi lại với nhau, hãy bàn thảo thoải mái: từ background của nhãn hàng, đối thủ cạnh tranh, cho tới những thứ kỳ cục làm bạn ghét hay thích trong đề bài.

Tất tần tật mọi cảm nhận và đánh giá đầu tiên đều được hoan nghênh. Bạn có thể chia sẻ góc nhìn riêng về ý tưởng, những idea bạn đang có, nó có vẻ hừm hừm như thế nào. Mở phim cho team xem cũng là một ý hay, idea này ổn nè, tương tự nè, mình có làm gì với nó được không ta. Hoặc ngồi cùng nhau để xiết đề, xiết cái brief lại.

“Tóm lại là buổi hôm nay bạn và team đang brainstorm để tìm cái gì?”

3. Nhào nặn

Quăng idea, quăng ý nghĩ ra, dù chỉ là manh nha cũng được. Lúc này bạn và team sẽ cùng xem xét và cố gắng không giết bất kỳ idea nào, cứ liên tục thả idea ra thôi. Tôi mới xem cái phim có idea này nè, quăng ra, tôi nhớ câu này trong ca dao nè, quăng ra, hay tôi mới xem rap việt nè, quăng ra luôn.

Sau đó, thay vì giết idea, mọi người hãy cố gắng đẩy idea lên cho nó tròn trịa hơn. Và một điều nên lưu ý là bạn đừng nên ngồi nghe idea không, nếu được, thì hãy lấy sổ ra và viết lại. Việc này giống như bạn xây dựng ngân hàng ý tưởng cho riêng mình. Vì biết đâu bạn và team sẽ cần 2, 3 buổi nữa để brainstorm cho brief này, hay biết đâu nhãn hàng này sẽ quay lại vào một ngày đẹp trời, hay có một lúc nào đó bạn sẽ gặp lại đề bài tương tự?

Hơn thế nữa, hành động viết lại giúp bạn nghĩ kĩ hơn về idea, đồng thời cũng khiến đồng đội vui vẻ, cảm giác được tôn trọng hơn. Một lưu ý trong bước này là việc quăng idea không được dừng lại, đừng để thời gian chết quá lâu, chỉ cần 1 2 phút im lặng, mọi người sẽ chìm xuống ngay lập tức. Ví dụ khi mọi bất giác im đi, bạn hãy cứ quăng bừa một câu đùa nào đó ra, tàn lửa nhan nhúm có thể thổi bùng lên ngọn lửa một cách bất ngờ.

4. Tiếp sức

Giai đoạn này bạn và team thử gợi ý với nhau bằng những phương pháp sáng tạo quen thuộc. Ví dụ khi đang bị bí ý hãy thử ẩn dụ, thử twist hay thử nghĩ ngược xem. Ban đầu buổi brainstorm nên dùng cảm giác, nhưng khi bí rồi bạn hãy lôi bí kíp ra, áp dụng kỹ thuật sáng tạo vào.

5. Khoảng lặng

Dù thích hay không thì chuyện gì đến nó sẽ đến, dẫu bạn là người sáng tạo nhất đi chăng nữa thì khi động não một thời gian, bạn cũng sẽ mất năng lượng và xìu xuống. Không sao hết! Ai cũng thế. Sau thời gian 30 phút quăng idea, mọi thứ sẽ chùng xuống một cách tự nhiên. Đây là lúc người lead buổi brainstorm cần tỏa sáng.

Thấy xìu xìu, mệt mệt rồi, leader bắt đầu hệ thống lại những nhóm idea đã có, phân chia định hướng và khép màn. Thực ra những ý tưởng hay nhất sẽ được phát hiện ra vào lúc này, vì đôi khi, lúc mới quăng idea ra mình thấy bình thường, nhưng sau một tiếng, nhìn lại, thì thấy “ừ ha, nãy giờ mình tìm cái này nè”.

Mệt rồi nên khuyến khích team nói xàm. Hoặc có thể cho một chiếc nghỉ xả hơi tầm 10 phút, đi toilet xong, quay lại buổi brainstorm, ắt hẳn mọi người bắt đầu tươi mới hơn, nghĩ ra cái này, ra cái kia. Thật kỳ lạ!

6. Vãn tuồng

Cuối cùng, bạn và team cần gom ý tưởng lại theo những tiêu chí phù hợp với brief, phân chia định hướng sáng tạo, và tốt hơn nữa thì phân chia công việc luôn. Lúc brainstorm ai cũng là idea thinker, chỉ nghĩ idea, nhưng sau khi có idea rồi, phải về việc chính, người viết sẽ viết và người vẽ sẽ vẽ.

Tóm lại, đó là những bước nên xảy ra trong một buổi bão não lành mạnh. Đơn giản có thể tóm gọn lại thành: Làm nóng, khoanh vùng, thảy idea, siết idea, chốt và phân công công việc. Chi tiết những kiến thức và kĩ năng này sẽ được đưa ra và giải thích cặn kẽ trong Khóa học “Não trong bão”. Một khóa học ngắn nhưng đủ sâu để xoáy vào một thao tác sáng tạo hết sức phổ biến: brainstorming – bão não.

Chia sẻ bởi anh Anh Huỳnh Vĩnh Sơn

Nguồn: brandcamp

Chia sẻ:

Call Now Button
Gửi tin nhắn facebook