P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Khảo sát được thực hiện toàn quốc này chỉ ra rằng, người tiêu dùng Việt Nam đang được thông tin nhiều hơn bao giờ hết, nhưng kênh tìm hiểu thông tin sản phẩm – dù trực tuyến hay truyền thống, không nhất thiết là kênh mua hàng.
Điều này đặc biệt đúng khi nói đến các mặt hàng như thực phẩm và đồ uống – phần lớn vẫn được mua ở các cửa hàng truyền thống.
Đối với đồ điện tử, sản phẩm làm đẹp và quần áo, các kênh mua hàng online có sức hút nhiều hơn. Các sản phẩm làm đẹp có xu hướng được mua online nhiều nhất, ngay cả khi người mua tìm hiểu sản phẩm từ các nguồn phi trực tuyến, với 17% xác nhận đã đặt hàng online trong ba tháng qua. Biểu đồ bên dưới cho thấy, trong cả ba danh mục còn lại, hai phần ba số người được hỏi cho biết đã mua sắm online sau khi chủ yếu nghiên cứu trước trên mạng.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra, phụ nữ chủ yếu mua sắm sản phẩm làm đẹp tại các cửa hàng truyền thống để xả stress, trong khi giới mày râu Việt mua sản phẩm làm đẹp tại các kênh trực tuyến thường xuyên hơn nữ giới gần 10%.
Một phát hiện khác cũng cho biết, điện thoại thông minh đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống người tiêu dùng Việt Nam. Smartphone hiện đang chiếm lĩnh nhu cầu đặt xe qua ứng dụng, đồng thời chia sẻ mãi lực tương đồng với máy tính trong việc mua điện thoại di động, quần áo và giày dép. Khi đặt phương tiện đường dài hay khách sạn, người tiêu dùng vẫn ưa chuộng máy tính nhiều hơn.
Ngoài ra tại Việt Nam, trong lúc việc kinh doanh trên toàn cầu đang gặp khó khăn – Facebook vẫn trở thành cửa ngõ mua hàng online phổ biến nhất, với dịch vụ giao hàng thu hộ (COD) được ưa chuộng mạnh mẽ, đặc biệt khi mua sắm từ điện thoại di động. Các sản phẩm thường được mua qua hình thức này bao gồm đồ xa xỉ như quần áo, giày dép và sản phẩm làm đẹp.
Decision Lab