P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Đúng như tên gọi, mô hình Online to Offline chính là hình thức các nhà bán hàng thu hút khách hàng từ các kênh trực tuyến đến với cửa hàng thực tế của mình.
Thương mại theo kiểu O2O là cách thức xác định khách hàng tại một số không gian trực tuyến như email, quảng cáo trên internet, website, các kênh bán hàng trên Facebook, Zalo và các sàn thương mại điện tử,… Sau đó kết hợp với hàng loạt các công cụ và phương tiện khác để lôi kéo khách hàng đến với các cửa hàng thực tế của mình (như coupon giảm giá khi mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, tích lũy điểm,…).
Hầu hết các nhà bán lẻ điều lo ngại rằng họ không có khả năng cạnh tranh với những công ty thương mại điện tử, bán lẻ trực tuyến cả về mặt giá cả và khả năng đáp ứng lại những nhu cầu đa dạng, khó tính của khách hàng.
Cần nói qua điều khác biệt và cũng là ưu điểm của những cửa hàng “trực tuyến”. Trong khi những cửa hàng thực tế phải tốn rất nhiều chi phí mặt bằng, nhân công … hàng hóa gói gọn theo diện tích mặt bằng. Còn những đơn vị bán trưc tuyến họ có thể cung cấp các chủng loại hàng hóa một cách đa dạng mà không lo ngại đến các vấn đế như mặt bằng, diện tích chứa hàng hóa, nhân viên,… chỉ cần một kho hàng nhỏ để chứa hàng hoặc thuê các dịch vụ chuyển hàng hóa đến tận tay người dùng là ổn.
Và, không thể không nhắc đến sự xuất hiện của những công ty, shop, cửa hàng…sử dụng cả hai hình thức bán hàng online và offline nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng. Ngay từ đầu, mục tiêu của O2O là tạo ra nhận thức cho khách hàng về các sản phẩm trực tuyến, những khách hàng tiềm năng sẽ nghiên cứu về sản phẩm/ dịch vụ sau đó đến các cửa hàng offline để mua hàng. Cách bán hàng của những công ty, shop, cửa hàng… đó chính là bán hàng đa kênh.
O2O mang lại giá trị cho khách hàng bằng sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian và tận hưởng những lợi ích từ việc giảm giá, tích điểm hoặc khuyến mãi tại cửa hàng offline. Khách hàng trải nghiệm sản phẩm trên kênh online, sau đó đến tận cửa hàng để xem hàng hóa một cách trực tiếp, tai nghe mắt thấy.
Khả năng đem lại lợi nhuận rất lớn: khả năng khách mua tại cửa hàng cực kì cao, tăng khách hàng tại cửa hàng, tăng cơ hội bán hàng, bán các mặt hàng upsell, crossell.
Tại thị trường Việt Nam, mô hình kinh doanh O2O có nhiều điều kiện để phát triển. Theo báo cáo từ WeAresocial vào tháng 3.2015 về thói quen và hành vi sử dụng internet hiện nay của người VN thì 45% dân số VN sử dụng internet (tức 41 triệu người dùng). Trong đó có khoảng 30 triệu người sử dụng các trang mạng xã hội và số người đang dùng các mạng này trên di động là 26 triệu người.
Trung bình người VN tốn tới hơn 5 tiếng mỗi ngày để lên mạng đối với người dùng máy tính và gần 3 tiếng với người dùng điện thoại (đứng thứ 3 trong khu vực châu Á). Hầu hết khoảng thời gian này đều được dùng vào các mạng xã hội (đứng thứ 6 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương).
Tổng thời gian trung bình mà một người VN truy cập vào mạng xã hội trong ngày là 2 tiếng. Trong khoảng 35 giờ truy cập hàng tuần, 15,4% thời gian được dùng cho các dịch vụ và khoảng 10% thời gian dành cho việc tìm kiếm và cập nhật thông tin. Rõ ràng rằng, người tiêu dùng VN có thói quen sử dụng internet để tìm kiếm thông tin về các sản phẩm và dịch vụ trước khi quyết định mua hàng.
Vì vậy, online là kênh cực kì quan trọng để các cửa hàng thực tế có thể tận dụng.
Một trong những rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến quyết định chi tiền của người tiêu dùng Việt đó là thói quen mua sắm. Họ có tâm lý e ngại về chất lượng hàng hóa vì vậy luôn muốn trực tiếp chạm tay, trải nghiệm về sản phẩm. Ngoài ra ngay cả việc không được “mặc cả” cũng là một trong những nguyên nhân khiến mọi người không hào hứng với việc mua hàng qua mạng.
Với những thông tin trên có thể thấy rằng mô hình O2O là hình thức kinh doanh rất phù hợp với người VN khi việc mua sắm được thực hiện bằng cách tìm kiếm thông tin trên internet, có thể tiến hành đặt hàng, thanh toán trước, sau đó khách hàng đến các cửa hàng thực tế để trải nghiệm sản phẩm và mua hàng, như vậy khách hàng sẽ không còn lo ngại về chất lượng hàng hóa.
Đặt hàng trực tuyến nhưng nhận hàng tại cửa hàng, hoặc cho phép khách hàng đổi trả sản phẩm đã mua trực tuyến tại các cửa hàng thực tế hoặc với điểm tích lũy có được khi mua hàng trực tuyến, khách hàng được tặng phiếu đến các cửa hàng thực tế để mua sắm sản phẩm.
Với cách thức tổ chức kinh doanh như vậy, các công ty sẽ vẫn có khách hàng đến các cửa hàng thực tế để xem các sản phẩm họ nhìn thấy và đặt mua trên mạng, như vậy công ty cũng sẽ thu hút được một lượng khách hàng đáng kể đến cửa hàng thực tế lấy sản phẩm nếu tiện đường đi thay vì ngồi chờ đợi nhân viên giao hàng tới.
Tuy nhiên, tại VN, khi thực hiện mô hình O2O cần chú ý đến việc triển khai hình thức thanh toán trực tuyến vì người VN chưa có thói quen sử dụng hình thức này cũng như chưa tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng không muốn tiến hành thanh toán trước, do đó nên đa dạng hóa hình thức thanh toán, có thể lựa chọn thanh toán trực tuyến hoặc thanh toán tiền mặt khi nhận được sản phẩm.
Để có một giải pháp bán hàng đa kênh hoàn hảo từ Online đến Offline bạn cần 1 nền tảng có thể quản lý tốt và đồng bộ. Nên nhớ Online không chỉ có 1 kênh, có rất nhiều kênh online có thể mang lại khách hàng cho bạn. Quản lý những kênh Online như Facebook, Zalo, Lazada, website…thật sự rất khó nếu cứ chia nguồn lực ra quản lí tại từng kênh như vậy. Bây giờ lại thêm kênh bán hàng tại cửa hàng nữa, thì phải làm sao?
Nguồn: Haravan.com