Tại sao Facebook đầu tư vào tiền điện tử Libra? – BSOVN - Giải Pháp cho doanh nghiệp Việt

Chào mừng các bạn đến với Công Ty Tư Vấn và Giải Pháp Công Nghệ BSO

1/3/13 Nguyễn Thái Sơn

P.3, Q. Gò Vấp, HCM

8:30 AM - 7:00 PM

Thứ hai đến thứ bảy

Th6 23, 2019

Tại sao Facebook đầu tư vào tiền điện tử Libra?

Facebook cùng với 27 đối tác đang đầu tư tạo ra một đồng tiền điện tử Libra. Dự kiến, loại tiền này sẽ được ra mắt vào năm 2020 và sẽ được sử dụng trong mọi hoạt động từ thương mại đến chuyển tiền.

1. Libra là gì?

Libra là một đồng tiền kỹ thuật số, dự kiến ​​sẽ được ra mắt vào năm 2020. Đồng tiền này cho phép người dùng Facebook gửi và nhận tiền hoặc thanh toán cho các dịch vụ. Libra cũng hướng đến việc được sử dụng cho những giao dịch bên ngoài mạng xã hội: Người tiêu dùng có thể sử dụng đồng tiền này để trả tiền taxi hoặc một tách cà phê buổi sáng.

2. Điều gì nổi bật / hấp dẫn ở Libra?

Libra muốn cung cấp cho 1,7 tỷ người lớn trên thế giới, những người không có tài khoản ngân hàng, một phương thức để thanh toán hàng hóa, dịch vụ và chuyển tiền cho người khác với mức phí thấp. Các thương nhân trên khắp thế giới sẽ cho phép mọi người dùng chuyển đổi tiền mặt thành tiền Libra, số tiền này có thể được gửi vào ví điện tử để sử dụng cho việc thanh toán.

Tiền điện tử Libra dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2020. Ảnh: TechCrunch.

3. Tại sao Facebook và các đối tác đầu tư vào Libra?

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của mạng xã hội đã chậm lại trong những năm gần đây. Do đó Facebook đang tìm những nguồn thu mới ngoài nguồn thu từ quảng cáo. Trong khi đó, Libra có khả năng đem nguồn doanh thu mới trong thanh toán và thương mại. Các đối tác của Facebook trong dự án Libra, như Visa và Uber cũng có mục đích riêng: Nếu Libra trở thành phương thức thanh toán phổ biến, thì Visa cũng muốn hợp tác cùng để không bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

4. Một số trường hợp sử dụng khác của Libra?

Libra có khả năng được sử dụng như một phương thức lưu trữ tiền tệ ở các nền kinh tế mới nổi có tỷ lệ lạm phát cao, chẳng hạn như Venezuela. Các nhà giao dịch cũng có thể trao đổi Bitcoin hoặc Ether lấy Libra những lúc tiền điện tử biến động lớn.

5. Tại sao đồng Libra ổn định hơn tiền của Venezuela?

Libra được coi là 1 đồng tiền ổn định (stablecoin), khi nó được đảm bảo 100% bởi các đồng tiền mạnh như: USD, Euro, Bảng Anh và Yên Nhật. Bởi vì giá trị của các loại tiền pháp định này không biến động nhiều, nhờ đó giá trị đồng tiền Libra cũng được giữ ổn định.

 

Libra được Facebook đầu tư cùng với 27 đối tác. Ảnh: VnReview.vn.

6. Ưu điểm của Libra so với các đồng tiền khác là gì?

Ngày nay, nhiều nhà giao dịch để tiền của mình trong Tether, 1 loại tiền ảo ổn định (stablecoin) hàng đầu thị trường. Nhưng các công ty chống lưng cho Tether đang bị điều tra bởi Bộ tư pháp Mỹ, vì cáo buộc lạm dụng tiền của khách hàng. Khác với đồng Libra, Tether không được hỗ trợ 100% bởi các đồng tiền pháp định và nó không được kiểm toán, theo David Marcus, người đứng đầu dự án Libra tại Facebook cho hay.

7. Thông tin tài chính của người dùng liệu có an toàn khi sử dụng Libra?

Mạng xã hội chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn thuyết phục người dùng rằng thông tin tài chính của họ sẽ được bảo mật. Bước đầu tiên, công ty con mới của Facebook, sẽ phát triển một ví để giữ đồng Libra trong các sản phẩm như ứng dụng nhắn tin như WhatsApp – những thông tin này sẽ không bị chia sẻ với phần còn lại của Facebook.

8. Những rủi ro nào mà người dùng nên xem xét?

Có rất nhiều. Dự án đã vấp phải sự phản đối từ giới chính trị: Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã bày tỏ lo ngại về việc sử dụng Libra, trong hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố. Ngoài ra, trong khi Facebook và các đối tác đang thảo luận với các nhà quản lý, họ vẫn chưa chắc chắn được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ cấp một loại giấy gọi là “Thư không hành động” (no-action letter), điều sẽ giúp đồng tiền này tránh được những hành động pháp lý, trong bối cảnh các nhà phát hành token tiền ảo bị kiểm soát chặt như hiện nay. Giống như bất kỳ loại tiền điện tử nào, Libra cũng có nguy cơ bị hack hoặc chịu các loại tấn công khác.

Hà Linh / Bloomberg
Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

Chia sẻ:

Call Now Button
Gửi tin nhắn facebook