5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả kênh phân phối – BSOVN - Giải Pháp cho doanh nghiệp Việt

Chào mừng các bạn đến với Công Ty Tư Vấn và Giải Pháp Công Nghệ BSO

1/3/13 Nguyễn Thái Sơn

P.3, Q. Gò Vấp, HCM

8:30 AM - 7:00 PM

Thứ hai đến thứ bảy

Th6 25, 2019

5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả kênh phân phối

Trên chặng đường phân phối sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường, yếu tố mà một Trade Marketer hay chủ doanh nghiệp không thể bỏ qua chính là Hệ thống phân phối.

Độ hiệu quả của hệ thống phân phối đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc doanh số của bạn có đạt như chỉ tiêu hay không. Tuy nhiên, việc đánh giá một hệ thống phân phối có thực sự tiềm năng và hiệu quả để đầu tư hay không, từ trước đến nay vẫn luôn dựa trên cảm tính và kinh nghiệm của Trade Marketer là chính. Hệ thống phân phối đáp ứng được tiêu chí Lợi nhuận liệu có đủ tiềm năng?

Dưới đây là 5 tiêu chí giúp bạn đánh giá được ngay một hệ thống phân phối có thực sự hiệu quả hay không.

1. Mức độ bao phủ

Mức độ bao phủ là số lượng cửa hàng mà đội ngũ sale của doanh nghiệp có thể chăm sóc trong một thời gian nhất định. Ví dụ, thị trường có 1000 cửa hàng, mà đội ngũ sale có thể chăm sóc 400 cửa hàng, thì 40% chính là mức độ bao phủ của doanh nghiệp bạn. Dựa trên con số 40% và chi phí bỏ ra cho hệ thống này, bạn có thể đánh giá được hệ thống phân phối của mình có thực sự hiệu quả hay không.

2. Tốc độ bao phủ

Tốc độ bao phủ là khoảng thời gian để doanh nghiệp đạt được mục tiêu phân phối đề ra. Ví dụ, mục tiêu bao phủ thị trường bạn đặt ra là 1000 cửa hàng. Đối với một hệ thống phân phối tốt thì chỉ cần 2 tuần (tốc độ bao phủ) đã đạt được mục tiêu. Ngược lại, một hệ thống kém phải tốn đến 2 tháng mới bao phủ được số lượng đó.

3. Mức độ hụt hàng

Mức độ hụt hàng là số lượng điểm bán thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp, mà tại thời điểm kiểm tra không có sản phẩm để bán. Ví dụ, hệ thống phân phối của bạn bao gồm 1000 cửa hàng, tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, có đến 500 cửa hàng không có hàng hóa để bán. Mức độ hụt hàng ở đây là 50%, quá cao so với khả năng chấp nhận của doanh nghiệp. Vì vậy, đánh giá đây là hệ thống kém hiệu quả. Thông thường, mức độ hụt hàng có thể chấp nhận được tùy thuộc vào độ lớn (số lượng cửa hàng, số lượng sale, phân bổ địa lý) của mỗi doanh nghiệp.

4. Chi phí phục vụ

Chi phí phục vụ là tổng chi phí doanh nghiệp phải chi ra để một đơn vị sản phẩm đến được điểm bán cuối cùng. Chi phí này bao gồm: vận chuyển, chiết khấu thương mại, các hoạt động promotion tại điểm bán, thưởng cho nhà phân phối và đội ngũ sale…

5. Độ tươi mới sản phẩm

Độ tươi mới sản phẩm là khoảng thời gian có thể sử dụng còn lại của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Ví dụ: Sản phẩm A có hạn sử dụng là 10 ngày, trải qua quá trình phân phối mất 8 ngày. Thời điểm người tiêu dùng mua sản phẩm đó thì hạn sử dụng chỉ còn có 2 ngày. 2 ngày chính là con số đo lường độ tươi mới của sản phẩm. Một hệ thống phân phối kém sẽ có độ tươi mới sản phẩm thấp, ảnh hưởng đến trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng.

5 tiêu chí trên đây đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá một hệ thống phân phối có thực sự hiệu quả hay không. Là một Trade Marketer hay chủ doanh nghiệp, bạn không thể bỏ qua chúng. Xây dựng được một hệ thống phân phối đúng chuẩn, hiệu quả và dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp, bạn sẽ tối ưu hóa chi phí và nắm trong tay chìa khóa để đạt được doanh số đề ra một cách nhanh chóng nhất.

CASK ACADEMY

Nguồn: Brandsvietnam

Chia sẻ:

Call Now Button
Gửi tin nhắn facebook