P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Một thương hiệu đáng giá bao nhiêu? Apple chẳng hạn, được đánh giá là thương hiệu giá trị nhất thế giới vào năm 2018, sở hữu giá trị thương hiệu lên đến 182,2 tỷ USD. Theo nghiên cứu, 77% nhà tiếp thị đồng tình rằng xây dựng thương hiệu là việc quan trọng trong sự phát triển của một công ty.
Cách bạn định vị thương hiệu của mình có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến sự thành công của công ty: khi Coca-Cola khởi động chiến dịch “Share a Coke”, chiến dịch này đã ảnh hưởng tích cực đến nhãn hàng này đến nỗi doanh số của Coca-Cola lần đầu tăng trưởng trong suốt 10 năm hầu như toàn sụt giảm.
Các nhãn hàng lớn khác cũng thực hiện những chiến lược mang đến hiệu quả tương tự hoặc thậm chí là tốt hơn. Bạn có thể học được gì từ họ?
Khi nói đến xây dựng thương hiệu, nhiều người có xu hướng tập trung vào các chiến thuật. Tuy nhiên, các thương hiệu lâu năm đã học cách tích hợp trải nghiệm của người dùng vào thương hiệu của họ.
Trải nghiệm “đập hộp” Apple nổi đến nỗi chỉ cần đơn giản tìm kiếm “đập hộp Apple” hoặc biến thể nào đó trên YouTube cũng sẽ xuất hiện hàng triệu kết quả – có nhiều video có đến hàng triệu hay trăm ngàn lượt xem. Điều này có được là vì Apple muốn xác định trải nghiệm của người dùng.
Trên thực tế, Apple coi trọng trải nghiệm đập hộp này đến mức họ có cả một “phòng đập hộp” bí mật nơi mà các nhà thiết kế trải nghiệm mở hộp để chắc rằng người dùng có phản ứng tốt nhất khi họ mở hộp một thiết bị của Apple.
Tại sao một công ty công nghệ lại quá tập trung vào trải nghiệm mở hộp của khách hàng? Vì họ nhận ra rằng trải nghiệm của khách hàng ảnh hưởng đến sự thành công của một thương hiệu.
Nhắc đến trải nghiệm của người dùng cũng gợi chúng ta nhớ đến IKEA. Không nghi ngờ gì nữa, công ty Thụy Điển này là một trong những nhà bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới – và sự chú trọng vào trải nghiệm của người dùng của công ty này góp phần không nhỏ vào thành công của họ.
Sau đây là chia sẻ trải nghiệm của một người dùng với IKEA: “Tôi yêu IKEA. Thực ra, tôi chưa từng gặp ai mà không yêu IKEA cả… Nơi này không chỉ là một cửa hàng bán đồ thông thường – nó là điểm đến mà bạn có thể trải nghiệm được điều gì đó. Theo ý kiến của tôi, IKEA định hình bản thân là một nơi mọi người tìm đến khi cần những vật dụng hay ho và có giá phải chăng, thức ăn ngon và khu vực dành cho trẻ em tuyệt vời. Thực tế, gần đây gia đình tôi đã đi du lịch và những lúc dừng chân nghỉ ngơi… chúng tôi đã đến IKEA. Không phải McDonalds. Không phải Walmart. Là IKEA.”
Có lẽ IKEA là nơi duy nhất mà “thức ăn ngon” và “Khu vực cho trẻ em” được dùng trong cùng một câu để mô tả một công ty nội thất. Trong việc chia sẻ trải nghiệm cùng IKEA, một người dùng khác nhấn mạnh về nhà hàng và những kiến trúc dành cho trẻ em của họ. Đôi khi, dễ nhầm lẫn một cửa hàng IKEA và một nhà hàng: nội thất với ẩm thực thì có liên quan gì đến nhau? Là trải nghiệm của người dùng.
Bằng cách tập trung vào trải nghiệm của khách hàng, IKEA đã xây dựng một thương hiệu mang cảm giác thoải mái và thỏa mãn cho khách hàng – kết quả là, IKEA không chỉ là công ty xuất hiện đầu tiên khi ai đó nghĩ đến việc mua đồ nội thất, mà họ thậm chí sẵn sàng trả thêm tiền vì IKEA đại diện cho nhiều thứ hơn chỉ là nội thất.
Họ sẵn lòng tập trung vào trải nghiệm của khách hàng theo cách không nhất thiết liên quan đến vấn đề nội thất, họ cũng đảm bảo nhận được sự chú ý.
Những nhãn hàng thông minh nhất nhận ra việc lôi kéo khách hàng có thể mang lại hiệu quả mạnh mẽ thế nào. Tiêu biểu là Coca-Cola: Vào năm 2011, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola bắt đầu ở Australia. Chiến dịch với những tên họ phổ biến nhất ở nơi Coca-Cola được tiêu thụ trở nên thành công đến mức cuối cùng nó được triển khai ở hơn 80 quốc gia.
Với Coca-Cola, chiến dịch Share a Coke:
Microsoft cũng có thể tăng việc áp dụng trình duyệt IE9 bằng cách hướng đến người dùng. Hợp tác cùng Edgar Wright và Tommy Lee Edwards, Microsoft đã tạo nên một bộ bộ phim hoạt hình: Cuộc phiêu lưu của Brandon Generator.
Tuy nhiên, cuối cùng thì Microsoft mời người dùng đóng góp ý kiến, gửi tin nhắn, và nhiều đóng góp sáng tạo khác qua trung tâm tương tác sử dụng trên nền tảng IE9. Kết quả thật đáng ngạc nhiên:
Starbucks cũng vận dụng việc này một cách thuần thục với cổng thông tin My Starbucks Idea. Thông qua cổng thông tin này, khách hàng có thể đóng góp ý tưởng và bình chọn hoặc bình luận về ý tưởng của người khác về những cách Starbucks có thể làm để cải thiện sản phẩm của họ. Starbucks không chỉ nhận được phản hồi mà còn tăng cường sự liên kết cùng sự trung thành của người dùng với nhãn hàng này.
Khi người tiêu dùng cảm thấy họ cũng góp phần tạo nên thương hiệu của bạn, họ sẽ thoải mái quảng bá cho thương hiệu. Lôi kéo người tiêu dùng cùng tham gia sáng tạo sản phẩm và ưu đãi của bạn – không chỉ nắm chắc được rằng họ sẽ mua sản phẩm mà bản thân họ cũng sẽ quảng bá sản phẩm. Nó không chỉ là sản phẩm “của bạn” nữa. Giờ đây nó đã là sự sáng tạo của “họ”.
Mai Phương
Nguồn: Nhịp sống kinh tế