P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Doanh thu thị trường giao thức ăn trực tuyến Việt Nam năm 2018 là 148 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng trung bình 28.5%/ năm. Trong đó, doanh thu từ mảng Restaurant – to – Consumer Delivery khoảng 117 triệu USD ( chiếm 79%) và doanh thu của Platform – to – Consumer Delivery khoảng 32 triệu USD ( chiếm 21%). Doanh thu năm 2023 ước tính có thể lên tới 449 triệu USD.
Nhìn chung, tốc độ tăng trường hằng năm của thị trường có xu hướng giảm dần từ 45.1%/năm vào năm 2018 xuống còn 13.3%/năm vào năm 2023. Nguyên nhân có thể xuất phát từ một số vấn đề như người tiêu dùng không tin tưởng vào chất lượng và hương vị của những thức ăn được giao không được đảm bảo hay tiết kiệm chi phí tiêu dùng.
Dự báo năm 2019 doanh số thị trường này sẽ lên tới 207 triệu USD. Tuy nhiên, so với những nước trong khu vực Châu Á như India hay Japan thì quy mô thị trường giao đồ ăn Việt Nam vẫn còn rất bé, chỉ chiếm 0.2% thị phần trong thị trường giao đồ ăn trên thế giới.
Số lượng người sử dụng dịch vụ giao thức ăn trực tuyến trong năm 2018 khoảng 5.3 triệu người, chủ yếu dụng dịch vụ Restaurant – to – Consumer Delivery (chiếm 92%). Dự báo đến năm 2023, số lượng người sử dụng dịch vụ giao thức ăn tăng hơn gấp 2 lần, khoảng 13 triệu người.
Tốc độ tăng trường hằng năm người sử dụng dịch vụ Food Delivery có xu hướng giảm dần từ 35.1%/năm vào năm 2018 xuống còn 10.2%/năm vào năm 2023. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng doanh số thị trường này giảm dần.
Chỉ số gia nhập thị trường Food Delivery tại Việt Nam khoảng 5.5% vào năm 2018. Dự báo năm 2019 khoảng 12.9%.
Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam tuy khá mới nhưng cũng vô cùng sôi động. Các tên tuổi đang hot nhất đang được đông đảo người dùng biết đến là Now (tên cũ là Delivery Now), Grab Food,Go Việt. Mới đây, Woowa Brothers Corp gia nhập vào thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam bằng việc mua lại Vietnammm. Vào ngày 14/05/2019, Vietnammm chính thức thay đổi logo và hình ảnh của mình với tên gọi là Bae Min.
Những người sử dụng dịch vụ Food Delivery hầu hết là nữ, từ 20 – 24 tuổi.
Những thành phố lớn thường sử dụng dịch vụ này phổ biến hơn so với các tỉnh thành khác, nhất là TP Hồ chí Minh, chiếm 19%.
Grab Food đứng đầu thị trường Food Delivery, có doanh số khoảng 96 triệu USD (chiếm 65% thị phần) năm 2018 với tốc độ tăng trưởng bình quân 197%/năm trong giai đoạn 2016 – 2018. Theo khảo sát của Kantar TNS, GrabFood đang là ứng dụng gọi món phổ biến nhất tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, chiếm khoảng 68% đơn hàng.
Đứng vị trí thứ hai, Now có doanh thu khoảng 11 triệu USD (chiếm 7%) năm 2018 với tốc độ tăng trưởng bình quân 182%/năm trong giai đoạn 2016 – 2018.
Thị trường Food Delivery tại Việt Nam không phân mảnh. Chính vì vậy, việc chiếm lĩnh thị phần trong thị trường của các công ty mới sẽ vô cùng khó khăn trong tương lai.
Nguồn tham khảo: Statista, Kantar