P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Khi ý tưởng Brand thú vị và đơn giản, nó mới nhanh chóng đi vào tâm trí khách hàng. Hiện nay, trung bình mỗi ngày khách hàng ‘bị tấn công’ bởi 5,000 thông điệp brand, bạn chỉ có vỏn vẹn 7 giây để chinh phục khách hàng mà thôi.
Để làm được điều đó, ý tưởng phải độc đáo và sinh lợi. Sự độc đáo giúp bạn nổi bật hơn đối thủ và đồng thời ý tưởng đó cũng phải đủ tiềm năng để bạn xây dựng toàn bộ mô hình kinh doanh của mình xoay quanh nó. Ngay cả đội ngũ làm Brand cũng phải thấy hứng thú với ý tưởng Brand để toàn tâm phục vụ khách hàng. Và sau cùng, ý tưởng đó phải đủ sức mạnh thúc đẩy khách hàng, khiến khách hàng nhìn, nghe, nghĩ, cảm nhận hay hành động theo hướng mang lại lợi ích cho Brand.
Ý tưởng Brand phải đủ độ bền để đứng vững 5-10 năm và đủ linh hoạt để giữ được hình ảnh của mình dù bạn sử dụng bất kỳ kênh truyền thông nào. Bạn phải xây dựng toàn bộ dòng sản phẩm của mình dựa vào ý tưởng Brand, mọi cái bạn làm phải thể hiện được ý tưởng đó.
Mọi thông điệp Brand của bạn phải tuyệt đối nhất quán. Cho dù bạn kể câu chuyện về Brand của mình trong vòng 60 giây hay 30 phút, kể cho khách hàng Châu Á hay Châu Âu, câu chuyện của bạn phải trước sau như 1. Kể cả đội ngũ của bạn: từ tổng giám đốc, chuyên viên phát triển sản phẩm, quản đốc nhà máy hay lao công dọn dẹp… họ đều phải hiểu cùng 1 câu chuyện và truyền đạt cùng 1 câu chuyện với cùng những từ khóa như nhau. Chỉ có sự nhất quán mới gìn giữ và duy trì tình yêu khách hàng dành cho Brand.
Một khi đã có ý tưởng Brand tốt, bạn sẽ có 5 kênh đưa ý tưởng Brand đến khách hàng, bao gồm: [1] Cam kết Brand (Brand promise), [2] Câu chuyện Brand (Brand story), [3] Ý tưởng sáng tạo (Innovation ideas), [4] Thúc đẩy mua hàng (Purchase moment), [5] Trải nghiệm hài lòng (Happy experiences)
[1] Cam kết Brand: những giá trị cốt lõi mà Brand cam kết với khách hàng, chúng phải độc đáo và thú vị để khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Chúng sẽ được thể hiện qua: bao bì, logo, slogan.
[2] Câu chuyện Brand: những câu chuyện về Brand mà bạn truyền thông qua các kênh media (quảng cáo, PR, event…). Các câu chuyện này phải đủ sức khiến khách hàng thấy thiện cảm và muốn tìm hiểu nhiều hơn về Brand.
[3] Ý tưởng sáng tạo: những ý tưởng mới, cải tiến giúp Brand luôn bắt kịp xu hướng mới nhất trên thị trường. Đây chính là nhiệm vụ của khâu phát triển sản phẩm.
[4] Thúc đẩy mua hàng: đây chính là nhiệm vụ của bộ phận Sale & Retail – sử dụng những chiến lược bán hàng kết hợp với thông điệp Brand nhất quán để thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm.
[5] Trải nghiệm hài lòng: khách hàng chỉ thực sự hài lòng và gắn bó với Brand khi chất lượng dịch vụ trên cả mong đợi, bạn phải mang lại cho khách hàng nhiều giá trị gia tăng (added value). Để làm được điều này, văn hóa và cách tổ chức của bạn – từ khâu tuyển dụng, sản xuất, phân phối, sale… đều phải hướng đến việc mang lại giá trị gia tăng.
Khi đã có được ý tưởng cho Brand yêu thương, bạn sẽ lên kế hoạch chiến lược từ đó, chiến lược cho Brand yêu thương có gì độc đáo hơn cách làm Brand thông thường? Hãy xem bài viết kỳ 3 để tìm hiểu nhé.
CASK ACADEMY
Nguồn: Brands Vietnam