P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Trong bài kỳ 1, bạn đã nắm được 5 giai đoạn phát triển của Brand Love: một thương hiệu bất kỳ sẽ tương ứng với 1 trong 5 giai đoạn này và chiến lược của thương hiệu đó cũng phải phù hợp với từng giai đoạn. Chúng ta sẽ có tổng cộng 20 chiến lược Brand với 4 chiến lược cho mỗi giai đoạn Brand Love. Bài viết này sẽ trình bày cụ thể 20 chiến lược Brand giúp bạn ứng dụng cho doanh nghiệp mình.
Mọi Brand đều khởi sự ở giai đoạn này – không được ai biết đến. Họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: lãnh đạo thiếu sót, sản xuất chưa ổn định, truyền thông chưa nhất quán, thậm chí mỗi bộ phận đi theo 1 hướng khác nhau. Theo bản năng, họ sẽ làm tất cả để bán được hàng, để đủ sức tồn tại. Cũng vì vậy nên họ có nguy cơ trở thành một ‘món hàng’ trong mắt khách hàng, chứ chưa phải là 1 Brand đúng nghĩa. Để tránh đi vào vết xe đổ này, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau:
Trong mắt khách hàng, các Brand ở giai đoạn này chỉ như những ‘món hàng’. Chúng chưa đủ khác biệt để nổi bật hơn so với đối thủ – một phần do quá tập trung vào sản phẩm, và hiệu quả kinh doanh cũng hết sức khiêm tốn: độ nhận diện thấp, tần suất mua hàng thấp, tỉ lệ khách hàng trung thành thấp, sức mạnh thương lượng thấp…
Các Brand này thường gặp khó khăn trong việc tìm khách hàng mới. Thiếu ý tưởng Brand tốt, họ phải truyền thông chật vật, kể cả những sáng tạo tốt trong dịch vụ/ sản phẩm cũng không đạt hiệu quả cao lúc triển khai. Kết quả là họ thường phụ thuộc vào ưu đãi giá (Price promotion) để kích thích doanh số. Các Brand này cần phải định vị thật tốt và khắc ghi hình ảnh vào tâm trí khách hàng.
Các Brand ở giai đoạn này đã làm tốt nhiệm vụ định vị thương hiệu, nhưng họ vẫn chưa tạo được cảm xúc yêu thích cho khách hàng. Họ bán được hàng nhờ vào các hoạt động Marketing ngắn hạn, khi thiếu các hoạt động này, doanh số của họ sẽ dẫm chân tại chỗ. Các Brand này có xu hướng duy trì thị phần hiện tại và tăng trưởng ở mức trung bình ngành hàng. Họ có độ nhận diện tốt nhưng dễ dàng để lỡ khách hàng vào tay đối thủ ở bước chốt Sale. Chính vì vậy nên họ phải phụ thuộc vào hoạt động Trade promotion, làm giảm tỷ suất sinh lời. Để cải thiện, họ cần mang lại cho khách hàng những lợi ích về mặt cảm xúc và tạo nên trải nghiệm mua hàng tuyệt vời.
Các Brand ở giai đoạn này đã gắn bó tương đối chặt chẽ với khách hàng, tần suất mua hàng tăng do Brand đã dần trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống người tiêu dùng. Các hoạt động Marketing của họ hiệu quả hơn vì khách hàng quan tâm và đáp ứng nhiệt tình hơn với các thông điệp của Brand, do đó tỷ suất sinh lời của họ cũng cao hơn. Với thành quả tăng trưởng và nền tảng Brand vững chắc, các Brand ở giai đoạn này cần sáng tạo nhiều chiến thuật, hoạt động tưởng thưởng khách hàng để tiếp tục thắt chặt tình cảm của họ.
Các Brand ở giai đoạn này đã trở thành biểu tượng trong ngành hàng. Họ có độ nhận diện gần hoàn hảo (trên 95%), tỉ lệ chốt Sale & tuần suất mua hàng cao, lượng khách hàng trung thành cực lớn, họ cũng dễ dàng mở rộng thị trường, có sức mạnh áp đảo các nhà cung ứng và phân phối. Các Brand này được xem như tài sản của công ty. Việc duy nhất họ cần làm là tiếp tục đẩy mạnh trải nghiệm khách hàng đến tầm mức ‘phi thường’ để tăng lượng khách hàng trung thành và tạo động lực để các fan hâm mộ giúp họ chia sẻ về Brand với cộng đồng.
Tình yêu khách hàng dành cho Brand (Brand Love), chính là nền tảng sâu sắc nhất và ổn định nhất. Những lợi thế cạnh tranh khác: sản phẩm, dịch vụ, giá cả… đều có thể dễ dàng bắt chước trong thời đại thông tin và công nghệ hiện nay. Nhưng nếu khách hàng yêu thương Brand sau thời gian gắn bó và trải nghiệm, họ sẽ khó thay đổi tình yêu hay thậm chí thói quen sang một Brand khác. Do đó, nắm bắt rõ mức độ tình cảm hiện tại khách hàng dành cho Brand và có chiến lược, chiến thuật đúng đắn là chìa khóa cho Brand phát triển lâu dài.
CASK ACADEMY
Nguồn: Brands Vetnam