P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Đa số mọi người sẽ nghĩ rằng “Tiền nào của nấy”. Nhưng “của nấy” là “của” như thế nào, thì không phải ai cũng biết. Vậy nên trong bài viết này, tôi sẽ tập trung lý giải câu hỏi lớn trên đầu bài. Để dễ trao đổi, tôi tạm gọi tên 2 nhóm website trên là (1) Tiêu chuẩn và (2) Tối ưu.
Các website tiêu chuẩn thường sử dụng các mã nguồn sẵn có, miễn phí như WordPress, Joomla hoặc có phí giá vừa phải như Wix, Squarespace, Shopify… Ưu điểm của hình thức này là cài đặt nhanh gọn, tất cả đã có sẵn. Tuy vậy, khi dùng những mã nguồn “mì ăn liền” như vậy, sẽ có những tính năng dư thừa, làm chậm website.
Về phía các website tối ưu, các tính năng sẽ được phát triển dựa trên nhu cầu riêng của công ty bạn. Mặc dù hình thức này sẽ tốn nhiều thời gian thực hiện dự án, tuy vậy, nó sẽ đáp ứng đầy đủ các hoạt động mà doanh nghiệp cần, bỏ đi các thành phần dư thừa. Từ đó, giúp tối ưu hiệu suất của website, cũng như trải nghiệm người dùng.
Để tối ưu chi phí, các website tiêu chuẩn có xu hướng đặt trên những “máy chủ công cộng”, cùng lúc chứa rất nhiều website trên đó, thậm chí đặt ở nước ngoài. Do vậy, tốc độ tải trang, khả năng vận hành, chịu tải sẽ hơi kém. Đặc biệt, khi xảy ra các sự cố như “đứt cáp quang”, truy cập đến website của bạn cũng có thể gián đoạn.
Khi cùng sống trong một ngôi nhà chung như vậy, sẽ có người dùng nhiều / ít tài nguyên. Người dùng nhiều sẽ chiếm hết tài nguyên của những người dùng ít. Hoặc khi một website trong số đó vi phạm chính sách của Google, bị đánh dấu spam… thì cả máy chủ cũng bị liên đới theo.
Cùng với tối ưu về mã nguồn, các website nhóm (2) cũng sẽ ưu tiên đặt trên các máy chủ riêng, tùy chỉnh cấu hình phù hợp với mã nguồn viết riêng của họ. Mặc dù các website ở nhóm (1) cũng có thể đặt website ở những máy chủ riêng như nhóm (2), tuy vậy, việc này khiến chi phí quản lý và duy trì website bị đội lên khá nhiều so với ban đầu.
Với 2 yếu tố về Mã nguồn và Máy chủ Lưu trữ, có thể thấy, nhóm website tiêu chuẩn tỏ ra kém bảo mật hơn với những lý do như:
Có thể xem đây là tiêu chí hàng đầu để phân loại 2 nhóm website này. Điểm mấu chốt của vấn đề nằm ở mục tiêu và quy trình xây dựng website ngay từ đầu.
Nếu như nhóm (1) có mục tiêu là Xây dựng một website cho “bằng bạn bằng bè”, thì nhóm (2) lại có mục tiêu là Xây dựng một website tích hợp dành cho cho những hoạt động cụ thể như Marketing / Bán hàng, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Với mục tiêu (1), đơn vị phát triển website chỉ đơn thuần tập trung vào việc xây dựng website về mặt kỹ thuật. Còn với mục tiêu (2), họ sẽ tập trung vào việc xây dựng một chiến lược dài hạn với quy trình bài bản, từ lên proposal, business analysis, timeline…
Như vậy, với một mục tiêu và chiến lược rõ ràng ngay từ đầu, bạn dễ dàng nhìn thấy được đâu là những yếu tố cần thiết ở hiện tại, trong tương lai. Những yếu tố đó sẽ phục vụ nhu cầu cụ thể nào, ở mức độ chuyên nghiệp đến đâu. Hay đâu là những thứ linh tinh, có thể giản lược. Từ đó, đưa ra được định hướng phát triển và tối ưu theo tiến trình, cũng như giai đoạn tương ứng với quy mô, nhu cầu doanh nghiệp.
Thông thường trong các gói thiết kế website tiêu chuẩn, giao diện và trải nghiệm người dùng hầu như không được trau chuốt nhiều. Mức độ tương thích với nhiều thiết bị (desktop, mobile, tablet) cũng không tốt lắm. Các đơn vị thiết kế thường đưa ra những template (mẫu sẵn), và bạn bắt buộc phải chọn theo hoặc chỉ điều chỉnh ở mức cơ bản về màu sắc.
Còn đối với gói website tối ưu, bạn không cần phải theo template nào cả, bạn có quyền xây dựng và thiết kế theo ý mình. Điều này cho phép tối ưu website cho phù hợp với Branding từ màu sắc, bố cục, font chữ, nút bấm, hiệu ứng… tất tần tật theo Brand Guideline. Do vậy Quy trình thiết kế của gói này cũng hoàn toàn khác. Các agency sẽ phân tích và vẽ ra các bản phác thảo, qua rất nhiều vòng chỉnh sửa rồi mới dựng thành giao diện hoàn chỉnh.
Với một gói xây dựng website với chi phí vài triệu đồng, sau khi nghiệm thu và bàn giao website cho bạn, dịch vụ được xem như đã kết thúc. Nếu quá trình sử dụng sau này gặp sự cố bạn sẽ khó lòng yêu cầu agency quay lại hỗ trợ mình. Lúc này, tùy trường hợp cụ thể, có khi phải trả một chi phí sửa chữa khá lớn. Thậm chí phải tìm một đơn vị cung cấp mới để thực hiện bảo trì riêng.
Các sự cố phổ biến thường gặp đó là máy chủ hoặc mã nguồn cập nhật lên phiên bản mới, khiến giao diện cũ và các tiện ích cài thêm không còn tương thích; website bị tấn công, thay đổi giao diện, cấu trúc… thậm chí là mất mát dữ liệu.
Còn đối với nhóm website (2) bạn hầu như không phải lo lắng về vấn đề này, vì nó đã được lên kế hoạch sẵn khi triển khai dự án. Các đơn vị thực hiện vẫn sẽ đồng hành trong quá trình chuyển giao, hỗ trợ kỹ thuật về lâu dài. Khi phát sinh sự cố cũng dễ dàng sửa chữa hơn, vì họ chủ động về mã nguồn và cơ sở hạ tầng website.
Các website tiêu chuẩn có giá cả phải chăng, làm nhanh, không có gì phức tạp nhiều. Chất lượng và độ an toàn ở mức vừa đủ. Tuy vậy, nhóm này lại không tối ưu giao diện, trải nghiệm người dùng và các nhu cầu tích hợp công cụ Marketing / Bán hàng và các nhu cầu khác trong tương lai.
Các website tối ưu thì khá tốn kém chi phí và cần nhiều thời gian xây dựng. Quá trình thiết kế dựa trên những nghiên cứu kỹ lưỡng về Business / Marketing / User… Cùng với đó, trước – trong – sau dự án, bạn đều nhận được những tư vấn chuyên sâu, các tiện ích chuyên nghiệp và cao cấp.
Nguồn: Brandcamp