1. Google Shopping không trả phí là gì?
Google đang thực hiện một bước đi quan trọng đó là miễn phí kết quả tìm kiếm Google Shopping hay còn được gọi là “Google Shopping không trả phí”. Đây là chính sách mới của Google để giúp người bán kết nối tốt hơn với người tiêu dùng, bất kể họ có quảng cáo trên Google hay không. Sự thay đổi này sẽ có hiệu lực ở Mỹ trước cuối tháng 4 và dự kiến được Google mở rộng trên toàn cầu vào cuối năm nay.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng COVID-19 khiến nhiều nhà bán lẻ phải đóng cửa. Chủ tịch Thương mại của Google, ông Bill Ready cho biết:
“Đối với nhà bán lẻ, sự thay đổi này có nghĩa là họ sẽ được tiếp cận miễn phí với hàng triệu người tìm đến Google mỗi ngày vì nhu cầu mua sắm. Với người mua hàng, sẽ có nhiều sản phẩm xuất hiện từ nhiều cửa hàng hơn để phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm của họ thông qua Google Shopping. Đối với nhà quảng cáo, việc này sẽ giúp chiến dịch trả phí tăng hiệu quả với danh sách hiển thị sản phẩm được miễn phí”.
2. Tại sao Google lại đưa ra sự thay đổi đáng quan tâm này?
Trước khi tính phí, tính năng tìm kiếm sản phẩm của Google đã gặp phải vấn đề về chất lượng. Các danh sách sản phẩm tìm kiếm thường dẫn đến những nhà cung cấp đã hết hàng, hoặc sản phẩm thực tế khác hoàn toàn với hình ảnh hiển thị.
Amazon xuất hiện và “gã khổng lồ” Google liên tục phải chứng kiến đối thủ mới dần chiếm lĩnh thị phần của mình. Việc giới hạn số lượng của các sản phẩm hiển thị trong kết quả tìm kiếm Google Shopping đã khiến hình ảnh của Google gặp bất lợi. Việc đưa ra chính sách “Google Shopping không trả phí” được xem là cách tạo lợi thế cạnh tranh của Google so với các đối thủ khác trên thị trường hiện nay.
Việc miễn phí cho tất cả các doanh nghiệp sẽ tăng sức hấp dẫn của Google với cả người bán lẫn người mua. Đối với các nhà quảng cáo thương mại điện tử và SEO, động thái này sẽ tạo ra nỗ lực mới trong việc tối ưu hóa tìm kiếm sản phẩm tự nhiên.
3. Đặc điểm của Google Shopping không tính phí
3.1. Google Shopping không tính phí xuất hiện ở đâu?
Google sẽ không tính phí hiển thị danh sách sản phẩm (free listings) cho người bán trên thanh tab của Google Shopping. Như vậy, các sản phẩm muốn được hiển thị trên Google Shopping sẽ không cần phải trả tiền. Kết quả hiển thị trên tab Google Shopping hầu như sẽ cho phép người bán đăng bán sản phẩm và điền thông tin hàng hóa lên hệ thống miễn phí.
Trang tìm kiếm chính của Google không thay đổi và các băng chuyền quảng cáo danh sách sản phẩm sẽ chỉ tiếp tục bao gồm quảng cáo.
3.2. Mở Google Merchant Center
Các danh sách hiển thị miễn phí sẽ được cung cấp bởi nguồn dữ liệu sản phẩm được tải lên Google Merchant Center. Hơn một năm trước, Google đã mở Merchant Center, cho phép tất cả các nhà bán lẻ cho sản phẩm hiển thị trong những khu vực của kết quả tìm kiếm, bao gồm cả tìm kiếm hình ảnh. Gần đây, Google bắt đầu cho phép hiển thị danh sách sản phẩm trong phần “Sản phẩm phổ biến”.
3.3. Tích hợp PayPal
Với chính sách Google Shopping mới, gần đây, Google đã công bố quan hệ hợp tác với PayPal nhằm giúp người bán liên kết tài khoản với Merchant Center. Điều này cũng giúp Google lấy thông tin chi tiết của người bán và xác minh độ tin cậy của họ nhanh hơn.
Google cũng hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử như Shopify, WooCommerce và BigCommerce để giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho và sản phẩm dễ dàng hơn.
4. Tận dụng cơ hội “ngàn năm có một” để bứt phá hậu COVID-19
Gọi đây là cơ hội “ngàn năm có một” cũng không ngoa. Bởi Google Shopping vốn là một “mỏ vàng” cho các đơn vị kinh doanh tiếp cận được nhiều khách hàng, mang về doanh thu lớn hơn.
Google Shopping được đánh giá cao về hiệu quả hoạt động và vai trò quan trọng trong việc tăng cơ hội bán hàng. Theo một nghiên cứu, Google Shopping có thể tăng 35% nhấp chuột (CPC), 79% tỷ lệ bán hàng, gấp đôi doanh thu và tiết kiệm được 25% chi phí.
Với những con số trên, không ngạc nhiên khi Google Shopping trở thành một kênh tất yếu mà các đơn vị kinh doanh cần phải tận dụng, khai thác.
Nhất là khi chính sách “Google Shopping không trả phí” được áp dụng tại Việt Nam, các doanh nghiệp, cửa hàng địa phương sẽ có thể đưa sản phẩm lên Google Shopping mà không phải trả phí, góp phần rất lớn vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tận dụng chính sách mới và biến cơ hội này thành các đơn hàng, bạn cần phải đáp ứng được các yêu cầu của Google đề ra.
- Tạo Google Merchant Center
- Tạo website chuẩn hóa theo các tiêu chí quan trọng mà Google đề ra
- Kết nối và đồng bộ sản phẩm lên Google Merchant tự động
Hiện nay để chuẩn bị đầy đủ các bước này, bạn cần phải tìm hiểu các kỹ thuật về website và Google. Nhiều người không thể tìm được lỗi khiến website không đáp ứng đúng các tiêu chí của Google, hoặc mất nhiều thời gian để tải sản phẩm lên Google Merchant Center thủ công.
Tuy nhiên, chính sách mới này của Google có thể giúp bạn mang về nhiều doanh thu hơn bất kỳ kênh quảng cáo nào khác. Vì thế, chắc chắn bạn không nên bỏ qua Google Shopping chỉ vì những vấn đề trên.
Như vậy, có thể nói động thái này của Google sẽ tác động lớn đến chiến lược quảng cáo của nhà bán lẻ, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng từ giờ cho đến cuối năm 2020. Các nhà hoạt động quảng cáo nên có những bước đi mới để thích nghi với sự thay đổi này, đặc biệt trong trong việc quản lý và tối ưu quảng cáo Google Shopping vì tính cạnh tranh ngày càng cao, hai vấn đề hiệu quả và ngân sách cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Nguyễn Kim Anh
Nguồn: Novaon AutoAds