7 lưu ý để chiến thắng trên “hành trình mua hàng” – BSOVN - Giải Pháp cho doanh nghiệp Việt

Chào mừng các bạn đến với Công Ty Tư Vấn và Giải Pháp Công Nghệ BSO

1/3/13 Nguyễn Thái Sơn

P.3, Q. Gò Vấp, HCM

8:30 AM - 7:00 PM

Thứ hai đến thứ bảy

Th6 16, 2020
by

7 lưu ý để chiến thắng trên “hành trình mua hàng”

Hành trình mua hàng hiếm khi nào là một đường thẳng, mà giống như cách đi săn của thú săn mồi hơn. Nghĩa là chỉ một động thái hay thông tin nhỏ thôi cũng có thể châm ngòi cho một ý tưởng hoặc mong muốn hoàn toàn mới. Và cũng chỉ một hành động tìm kiếm có thể tạo nên sự khác biệt giữa thương hiệu của bạn và đối thủ.

1. Xem xét địa điểm và sự tiện lợi

Tâm là một thanh niên 27 tuổi đến từ Gia Lai, anh đang tìm mua một món quà tốt nghiệp cho bạn gái mình. Tâm đang phân vân giữa các cửa hàng quà tặng và các trang web mua hàng trực tuyến.

Trong buổi phỏng vấn, Tâm nói rằng anh đang tìm mua một con gấu bông và lý tưởng nhất là có thể đặt hàng và gói quà ở Quận 1 hoặc Quận 3, địa điểm gần với nơi diễn ra lễ tốt nghiệp. Mặc dù Tâm đang muốn tìm con gấu bông đẹp nhất, anh vẫn ưu tiên đến sự tiện lợi và địa điểm. Trong thế giới mà người đi dùng kỳ vọng có được tất cả trong tầm tay, các thương hiệu và nhà bán lẻ phải cung cấp dịch vụ giao nhận linh động để giữ vững doanh số.

Ảnh minh họa: humr.cz.

Thông điệp chính: Xem xét việc nhắm mục tiêu theo địa điểm để tiếp cận đến khách hàng không chỉ trong lúc họ đi đâu mà còn việc họ ở đâu. Nhấn mạnh những phương án giao hàng trong thông điệp của bạn và chắc chắn là bạn đã cho khách hàng thấy số lượng tồn kho để họ dễ dàng thấy nhận thấy còn hàng ở những kho nào.

2. Chú trọng những khách hàng kỹ tính

Huy, 30 tuổi, một du khách từ Hà Nội. Chỉ trong 1 tháng, anh ấy đã có gần 3.000 lượt tương tác trên online liên quan đến du lịch, trong đó xấp xỉ 1/3 liên quan đến chuyến đi Mỹ.

Dù Huy tìm kiếm để lựa chọn du lịch giữa New York hay Cali, hay tìm đường đi đến Hollywood, Huy đều đã tìm kiếm kỹ lưỡng. Chỉ trong 1 tháng, anh ấy đã thực hiện gần 100 lượt tìm kiếm về “khách sạn ở Mỹ”. Chưa hết, Huy còn tiếp tục ghé thăm TripAdvisors để tìm khách sạn tại New York. Với khối lượng lớn thông tin trực tuyến, người tiêu dùng hiện có nhiều thông tin hơn bao giờ hết. Các thương hiệu phải nắm bắt thực tế này và chuẩn bị cho nó.

Thông điệp chính: Không phải lúc nào quảng cáo cũng tập trung vào việc tạo nên giao dịch. Xây dựng thương hiệu của bạn thành một nguồn thông tin đáng tin cậy và giúp đỡ quá trình tìm kiếm của người dùng sẽ hữu ích.

3. Tìm kiếm sẽ dẫn đến những phát hiện mới

Chị Thảo là một bà bầu 32 tuổi, là mẹ của 2 đứa trẻ. Khi chuẩn bị cho cuộc sống với 3 đứa trẻ, chị Thảo đã tìm kiếm một chiếc ô tô vừa vặn với 3 chỗ ngồi trẻ em và chứa được nhiều đồ cho gia đình.

Với Thảo, tìm kiếm đồng nghĩa với khám phá. Cô ấy hứng thú với 1 thương hiệu lúc đầu, nhưng không cam kết với nó. Chị Thảo chủ động tìm kiếm hướng dẫn và cuối cùng phát hiện ra một nhà sản xuất xe tải nhỏ có thể đáp ứng đúng nhu cầu của cô.

Ảnh minh họa: vnmare.com.

Thông điệp chính: Khi bạn điều chỉnh hiểu biết của mình về người tiêu dùng, xem xét đến những khoảnh khắc bạn muốn bắt lấy tại mỗi bước trên hành trình mua hàng. Suy nghĩ ra ngoài “cú click cuối cùng”.

4. Nghĩ về những ngành hàng “lân cận”

Duyên, 34 tuổi, lên kế hoạch cho một chuyến du lịch đến Berverly Hills. Chưa quen với Los Angeles và những vùng lân cận, cô ấy đã lên online và tìm kiếm thông tin về vùng đất này. Cô tìm kiếm những nhà hàng, tour của những người nổi tiếng và thậm chí cả việc nên mặc gì Los Angeles.

Hành vi tìm kiếm của Duyên kéo theo một chuỗi hiệu ứng domino. Trong trường hợp này, kế hoạch du lịch đã dẫn dắt cô ấy tới mong muốn tìm hiểu nên mặc gì ở Beverly Hills, từ đó dẫn đến việc cô tới cửa hàng để mua quần áo thời trang mới. Những marketer đang tìm kiếm mối liên kết giữa sản phẩm và dịch vụ của họ với các ngành hàng “lân cận” sẽ có cơ hội tốt hơn để tiếp cận đến người tiêu dùng vào đúng khoảng khắc.

Thông điệp chính: Hãy nghĩ về người tiêu dùng một cách toàn diện và biết rằng có nhiều tìm kiếm tưởng chừng chẳng liên quan gì đến bạn nhưng lại có thể khiến người tiêu dùng hứng thú với bạn. Xem xét những đối tác liên quan đến các thương hiệu dù theo cách khác biệt.

5. Chuẩn bị cho những điều bất ngờ

Ngọc là một bà mẹ 37 tuổi của 3 đứa con ở Hà Nội. Suốt dịp lễ, cô ấy đã thực hiện hàng trăm tương tác trên digital với nhiều nhà bán lẻ khác nhau. Từ cú click chuột về Ngày lễ Tạ ơn đến tìm kiếm một chiếc ghế sofa và đến việc mua 1 chiếc đèn để bàn. Sự chú ý của cô ấy chuyển từ chiếc ghế bành sang chiếc đèn bàn khi nhận ra rằng Walmart và Target đều đang bán những sản phẩm này. Từ đó, Ngọc bắt đầu săn lùng đèn để bàn, tìm kiếm từ nhiều thương hiệu và nhá bán lẻ khác nhau để chốt hạ đâu là sản phẩm có giá tốt nhất.

Thông điệp chính: Chăm chú theo dõi hành trình mua hàng và tối đa hoá sự xuất hiện của bạn trên những nơi khác nhau – nơi mà mọi người có thể thay đổi quyết định và xem xét những sản phẩm liên quan khác.

Ảnh minh họa: insideretail.asia.

6. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của review

Diệu Mi, 32 tuổi, thường xuyên lên Groupon và những trang giảm giá khác để săng lùng khuyến mã và coupons. Khi Diệu Mi hết mascara, cô ấy lên eBay để thấy nhiều thương hiệu khác nhau, sau đó tìm kiếm những bài review về thương hiệu mà cô thích.

Theo một video phỏng vấn, trước đây Diệu Mi chỉ mua những sản phẩm mascara rẻ tiền nhưng bây giờ, cô ấy muốn tìm một sản phẩm bền hơn, tốt hơn. Cô xem xét 2 thương hiệu là Too Faced và Benefit, cuối cùng cô quyết định dùng Benefit, 1 phần, vì những review tích cực.

Thông điệp chính: Nắm bắt được tầm quan trọng của việc xếp hạng và cách tư duy trên online của người dùng. Xem xét xây dựng đánh giá trên quảng cáo và thông điệp của bạn.

7. Hãy nhớ “Mobile First”

Ông Nghĩa, 66 tuổi, đã nghỉ hưu, thích du lịch biển và đến những vùng đất xa xôi cùng vợ của mình. Với thu nhập lương hưu và thời gian rãnh rỗi, ông Nghĩa luôn đón nhận các đợt giảm giá du lịch và những nơi nghỉ ngơi không được sắp đặt trước. Trong suốt 3 tháng, ông đã có gần 250 lượt tương tác về du lịch trên online – với 50% diễn ra trên mobile.

Mặc dù ông thường đặt lịch thông qua một đại lý du lịch, ông cũng dựa trên smartphone của mình để lên kế hoạch cho chuyến khám phá tới. Từ việc tìm kiếm giảm giá cho nơi ông yêu thích, đến kiểm tra chương trình điểm thưởng, ông đều sử dụng di động để thực hiện.

Thông điệp chính: Công nhận vai trò của mobile trong quá trình tìm kiếm. Định hướng thông điệp và mục tiêu của bạn trên nhiều thiết bị khác nhau mà khách hàng sử dụng.

Nguồn: Brandcamp

Chia sẻ:

Call Now Button
Gửi tin nhắn facebook