P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Trước khi tìm hiểu 5 phương pháp thu hút người dùng ứng dụng, chúng ta hãy cùng xem qua các “điểm chạm” đầu tiên của người dùng với một ứng dụng mới.
Google Research đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 999 người dùng smartphone về việc họ biết đến một ứng dụng mới như thế nào và đâu là lý do khiến họ tiếp tục sử dụng chúng.
Kết quả từ cuộc khảo sát, có đến 51% biết đến ứng dụng thông qua bạn bè hoặc gia đình. Bên cạnh đó, 48% biết đến ứng dụng thông qua App Store; 34% xem qua ứng dụng được đề xuất trong cửa hàng; 33% biết đến nhờ các quảng cáo.
Vì vậy, song song với việc quảng cáo, cách để tăng số lượt tải ứng dụng là làm cho chúng dễ dàng được tìm thấy trên App Store.
Mục tiêu của việc tối ưu trên App Store là để người dùng dễ dàng tìm thấy, click và download ứng dụng của bạn về. Điều này yêu cầu bạn phải tập trung vào việc tối ưu keyword (từ khoá) để tăng thứ hạng ứng dụng và tỷ lệ chuyển đổi. Thông thường, các yếu tố quyết định vị trí ứng dụng trong kết quả tìm kiếm là số lượt tải về, tỷ lệ đánh giá hoặc số lần comment của người dùng app.
Sau đây là một số nguyên tắc dùng để tối ưu ứng dụng trên App Store:
Bạn muốn người dùng nhớ tên ứng dụng, đồng thời muốn họ dễ dàng tìm ra ứng dụng, vậy hãy bắt đầu từ việc đặt tên.
Ví dụ như ứng dụng học ngôn ngữ Busuu. Nếu bạn chỉ đặt Busuu trong tiêu đề, nó sẽ mang nghĩa rất chung chung và người dùng không biết ứng dụng nói về cái gì. Điều này nói lên rằng, sau tên ứng dụng, chúng ta nên có thêm keyword nói về mục đích của ứng dụng.
Tương tự như Facebook, ứng dụng cũng sẽ có quy tắc 5 dòng vàng. Nhiệm vụ của bạn phải đưa những tính năng hấp dẫn nhất của ứng dụng lên đầu mô tả, làm sao để thu hút người dùng click vào nút “Đọc thêm”.
Bên cạnh các keyword hiện tại liên quan đến ứng dụng, hãy nghĩ xem khách hàng sẽ nhập những từ nào khác vào trong tab tìm kiếm. Từ đó xây dựng một bộ từ khoá riêng và điền chúng vào các phần meta trên cửa hàng ứng dụng. Điều này sẽ giúp tối ưu quá trình tìm kiếm ứng dụng của khách hàng. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ bộ quy tắc của từng cửa hàng ứng dụng để tránh việc bỏ công SEO nhưng app mãi không lên hạng.
VD: Apple thường khuyến cáo về việc tránh sử dụng các ký tự đặc biệt ‘#’ hoặc ‘@’ trong từ khoá, trừ khi đó là một phần trong bộ nhận diện thương hiệu.
Số lượng và mức độ đánh giá quyết định thứ hạng ứng dụng trong kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, một số cửa hàng ứng dụng còn ưu tiên hiển thị những App có số lượt tải nhiều. Bên cạnh đó, để giúp người dùng cảm thấy yên tâm và tin tưởng khi tải app, các App Store cũng xây dựng huy hiệu dành riêng cho những ứng dụng nổi bật. Ví dụ CH Play có một bộ huy hiệu riêng gồm:
Và nếu ứng dụng của bạn nhận được một trong các huy hiệu trên, đó có thể là chiếc chìa khoá để tăng thêm độ tin tưởng với người dùng, thúc đẩy họ tải ngay ứng dụng mà không chút ngại ngần.
Biểu tượng ứng dụng là một hình ảnh nhỏ hiển thị trên cửa hàng, trên màn hình mobile. Tuy chúng chỉ là một yếu tố nhỏ nhưng lại là dấu hiệu giúp ứng dụng của bạn dễ dàng được nhận biết. Song song đó, một biểu tượng đẹp mắt, thú vị có thể tạo động lực để người dùng nhấp vào ứng dụng.
Icon có ý nghĩa trên 2 phương diện:
Một biểu tượng được đánh giá cao khi chúng vừa thể hiện được mục đích của ứng dụng, đồng thời thu hút người dùng.
Cũng giống như việc đặt tiêu đề, bạn cần lưu ý các quy định về việc thiết kế hình ảnh ứng dụng trên từng trình duyệt. Ví dụ Apple, họ thường yêu cầu biểu tượng ứng dụng phải đáp ứng vấn đề đơn giản hoá, cũng cấp một tiêu điểm duy nhất và giữ cho các góc luôn vuông vức.
Cũng giống như icon, hình ảnh và video thú vị cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến lượt tải về ứng dụng của bạn. Bởi thông qua chúng, người dùng có thể mường tượng trước trải nghiệm của họ sẽ như thế nào trên ứng dụng. Từ đó họ mới có sự tò mò và muốn trải nghiệm ứng dụng.
Nếu người dùng vào danh mục cụ thể để tìm kiếm ứng dụng, thì lượt tải về có thể bị ảnh hưởng nếu bạn không “sắp xếp” ứng dụng vào đúng nơi.
Chẳng hạn với iOS, bạn có thể thêm ứng dụng vào danh mục chính và phụ: “book”, “entertainment”, “business”, “Education”…
Trên Play Store, bạn có thể chọn giữa danh mục chính và con (“game” và “gia đình”).
Nếu bạn phẩn vân vì không biết chọn danh mục nào, hãy ưu tiên nơi có ít đối thủ nhất.
Điều này tuy còn phụ thuộc vào đối tượng của ứng dụng nhưng cũng đừng nên bỏ qua các ngôn ngữ phổ biến khác ngoài tiếng “mẹ đẻ”. Đừng bỏ qua các ngôn ngữ phổ biến khác như tiếng Anh, tiếng Trung… Điều này vô cùng có ý nghĩa với các ứng dụng có tệp khách hàng mục tiêu ngoại quốc: Tài chính – Ngân hàng, Du lịch, Airbnb…
Mục tiêu của bạn là khiến cho người dùng có đủ quan tâm đến ứng dụng và tải chúng xuống. Vậy tại sao lại không tận dụng website với nguồn traffic là những khách hàng hiện tại của bạn?
Nếu doanh nghiệp của bạn đã sở hữu một website riêng, hãy cho tất cả khách hàng biết bạn đang phát triển một ứng dụng riêng và kêu gọi họ tải về.
Nếu doanh nghiệp của bạn đã được nhiều người biết đến cũng như có được sự tin tưởng nhất định, Email Marketing có thể tác động đến những khách hàng hiện tại, thúc đẩy họ sử dụng ứng dụng của bạn.
Duolingo – Ứng dụng học ngoại ngữ là một ví dụ điển hình. Ứng dụng này đã xây dựng chiến lược Email Marketing rất hiệu quả, từ việc tiếp cận khách hàng, nhắc nhở họ quay trở lại ứng dụng để ôn tập và tiếp tục học bài mới.
Bằng việc duy trì tương tác với khách hàng hiện tại, Duolingo đã thu hút được nhiều người đăng ký nhận email của công ty.
Nếu ứng dụng của bạn đang ở mức “khởi động” và chưa sở hữu lượng subscriber đủ lớn, điều tốt nhất là bạn nên tạo buzz thông báo về ứng dụng trên các nền tảng xã hội. Thông qua đó, bạn có thể thu thập email và sau đó tiếp tục tương tác với người dùng app bằng các chiến dịch email.
Người dùng Internet dành ra 30% thời gian online của họ cho các mạng xã hội, hầu hết là truy cập bằng điện thoại. Điều đó có nghĩa là họ sẽ dễ dàng tải xuống một ứng dụng hơn sau khi bị thu hút bởi các bài truyền thông trên Newfeed (Bảng tin).
Các nền tảng mạng xã hội được chọn phải là nơi có nhiều Target Audience của bạn. Hầu hết các nền tảng như Facebook, Snapchat, Instagram, Twitter, LinkedIn… đều tập trung những người dùng với đặc điểm khác nhau.
Ví dụ: Nếu ứng dụng của bạn nhắm vào đối tượng Millennials, hãy cân nhắc sử dụng Instagram và Snapchat – một trong những nền tảng được Millennials ưa chuộng. Hoặc nếu bạn đang phát triển ứng dụng dành riêng cho B2B, hãy quảng bá chúng trên LinkedIn và Twitter, nơi bạn có thể tìm thấy kha khá doanh nghiệp.
Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, bản chất của việc quảng cáo ứng dụng trên các nền tảng đều giống nhau: Tạo nội dung lan truyền – Tăng lượt thích, người đăng ký và cuối cùng là đạt mục tiêu quảng bá rộng rãi ứng dụng của bạn.
Khi nói về social media, bạn cần xem xét cả 2 phương thức: Trả phí và Miễn phí.
Các phương thức Social Media miễn phí:
Spotify trên Twitter thường xuyên chia sẻ các video ngắn update bảng xếp hạng âm nhạc thế giới. Hầu hết đều tập trung vào việc kêu gọi người dùng app sử dụng ứng Spotify nhiều hơn.
Phương pháp trả phí
Bạn có thể tăng số lượt tải ứng dụng bằng việc quảng cáo trên social media. Chẳng hạn quảng cáo của Zaful xuất hiện trên newfeed và trông gần giống như một bài đăng thông thường. Ngoài ra bên dưới hình ảnh còn có nút “Install Now” cho phép người dùng tải xuống ứng dụng ngay lập tức.
Phương thức quen thuộc mà các nhà quảng cáo ứng dụng vẫn thường sử dụng là CPI (Cost per Install). Tuy nhiên, để tối ưu kết quả quảng cáo, tập trung vào số lượng người đăng ký sử dụng app hơn, gần đây nhiều nhà quảng cáo bắt đầu ứng dụng cơ chế CPR (cost per register).
Theo như báo cáo của Google được nhắc ở đâu bài viết, 51% người dùng biết đến ứng dụng thông qua bạn bè hoặc người thân. Điều này đồng nghĩa với việc, quyết định tải một ứng dụng của người dùng dễ bị tác động bởi người ảnh hưởng. Vậy bạn nghĩ thế nào về một kế hoạch truyền thông bằng cách “tự-nhiên-nhất”
Phương thức này được ACCESSTRADE gọi là MGM, tức “member get member”. Phương thức này hiện đã được xây dựng và tích hợp trong cơ chế CPR, giúp doanh nghiệp có thể quảng bá ứng dụng của mình thông qua những khách hàng hiện tại.
Bản chất CPR hoạt động cũng giống như Affiliate Marketing, nhưng được phát triển chuyên biệt các đơn vị phát triển app, đặc biệt là khối Tài chính – Ngân hàng với 3 ưu điểm chính:
Để thu hút người dùng app, bạn nên phân tích cụ thể đối tượng mục tiêu, lập kế hoạch chi tiết và kiên trì triển khai thực hiện các chiến dịch. Bất kể bạn chọn phương pháp nào cũng đừng bỏ qua bước A/B Testing để tính toán ngân sách phù hợp và đo lường mức độ thành công của từng chiến dịch. Đặc biệt, không có một chiến dịch tiếp thị nào có thể cứu được một ứng dụng đang đi xuống. Vì vậy, hãy tập trung tạo ra một sản phẩm tốt từ ban đầu, các chiến dịch marketing sẽ phát huy vai trò “xúc tác” hữu hiệu đưa ứng dụng của bạn đến gần với người dùng.
Truc Dang
Nguồn: Brandsvietnam