Decision Lab: COVID-19 giúp tăng tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số ngành Thương mại điện tử – BSOVN - Giải Pháp cho doanh nghiệp Việt

Chào mừng các bạn đến với Công Ty Tư Vấn và Giải Pháp Công Nghệ BSO

1/3/13 Nguyễn Thái Sơn

P.3, Q. Gò Vấp, HCM

8:30 AM - 7:00 PM

Thứ hai đến thứ bảy

Th9 15, 2020
by

Decision Lab: COVID-19 giúp tăng tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số ngành Thương mại điện tử

Các nhà bán lẻ tại Việt Nam đang tích cực thích nghi với COVID-19 và việc ngày càng có nhiều người tiêu dùng mua sắm trực tuyến(1). Những sàn thương mại điện tử như Shopee vẫn tiếp tục thống lĩnh thị trường này(2), dù họ đang phải đối mặt với việc ngày một nhiều doanh nghiệp đang tự số hoá các kênh bán hàng của riêng họ.

Tin chính:

  • Báo cáo Người tiêu dùng trực tuyến quý II/2020 của Decision Lab xác nhận sự thống trị thị trường mua sắm trực tuyến của các sàn thương mại điện tử.
  • Facebook vẫn chiếm giữ một phần không nhỏ của thị trường này, nhất là đối với người tiêu dùng thế hệ trước, tuy nhiên, có một sự tăng trưởng nhẹ trong niềm tin của người tiêu dùng mọi thế hệ đối với trang web chính thức của các nhãn hàng.

Khi được hỏi về ứng dụng mua sắm trực tuyến được dùng thường xuyên nhất, 44% số người khảo sát trên toàn quốc chọn các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada hay Tiki.

Shopee với trụ sở ở Singapore chiếm lĩnh vị trí đầu, điều mà nền tảng này đạt được trên khắp Đông Nam Á, còn đối thủ chiếm vị trí thứ hai Lazada (cũng đến từ Singapore) đang tích cực cạnh tranh với Tiki, một trong những nền tảng mua sắm nội địa.

Tác động từ COVID-19

Mặc dù trước đây người dùng chủ yếu tìm kiếm khuyến mại(3) cho đồ điện tử và gia dụng hay ấn phẩm truyền thông khi mua sắm trực tuyến, trong nửa đầu năm 2020, có thêm nhiều người tiêu dùng đã chuyển qua mua quần áo, thực phẩm, và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu(4) trên mạng.

Theo chia sẻ của ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành của Shopee, đây sẽ là xu hướng dài hạn(5). “2020 đã thay đổi đáng kể cách chúng ta sống, làm việc và mua sắm trực tuyến”, ông nhận định. “Hệ quả của sự dịch chuyển này là người tiêu dùng ngày một tin dùng các giải pháp thanh toán điện tử do có độ tiện lợi và an toàn cao. Đặc biệt, việc mua sắm thực phẩm và hàng hoá thiết yếu trực tuyến trở thành ưu tiên hàng đầu, do người tiêu dùng nhìn nhận thương mại điện tử là một ‘bách hoá’ cho mọi nhu cầu của họ”.

Vị trí nào cho Facebook?

Thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam(6) của mạng xã hội lớn nhất thế giới vẫn rất đáng kể. Điều này càng đúng hơn khi nói về thế hệ Y (24-39 tuổi) và thế hệ X (40-60 tuổi), những người vẫn đang dùng Facebook để mua các mặt hàng thời trang hay làm đẹp.

Không kể đến lượng người dùng nội địa đông đảo của Facebook, sự thay đổi đáng chú ý nhất trong quý này đến từ các trang web chính thức của nhãn hàng khi họ đạt được gấp đôi lượng người dùng thế hệ Z, những người tiêu dùng am hiểu công nghệ.

Được sự ủng hộ từ chính phủ thông qua một kế hoạch 5 năm(7) nhằm phát triển lượng người tiêu dùng trực tuyến, những bước tiến đầu tiên của cuộc cách mạng bán lẻ tại Việt Nam đã có thể được thấy trong những số liệu khảo sát.

Trả lời phỏng vấn của Singapore’s Business Times, ông Cao Trọng Kim Trí, Phó Tổng giám đốc công ty phần mềm Citigo, đơn vị sở hữu hệ thống quản lý bán hàng KiotViet(8), nhận định rằng COVID-19 đã khiến việc chuyển đổi công nghệ số là ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam.

“Hiện nay, việc ưa chuộng thương mại điện tử và mua sắm trên mạng xã hội hiện hữu trong người tiêu dùng trẻ ở cả thành thị và nông thôn, nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải theo kịp xu hướng này. Mặc dù thị trường đã có những ‘ông lớn’ như Lazada, Shopee, Tiki nhưng chúng ta sẽ ngày một thấy nhiều hơn các doanh nghiệp độc lập sử dụng mạng xã hội để bán hàng trực tuyến” – ông Trí bày tỏ quan điểm.

Decision Lab

Nguồn: Brandsvietnam

Chia sẻ:

Call Now Button
Gửi tin nhắn facebook