P.3, Q. Gò Vấp, HCM
Thứ hai đến thứ bảy
Nghe thì hơi “lùng bùng lỗ tai” vì có vẻ kỹ thuật, nhưng đây hoàn toàn là việc không khó và bài viết này sẽ đưa ra một số case-study đơn giản giúp bạn tự tin hơn để bắt đầu.
Nào, hãy cùng phân tích các đối tượng dưới đây bằng Google Analytics:
Nếu đối tượng khách hàng của bạn là Nữ, 25 – 30 tuổi, tuy nhiên khách viếng thăm website lại chủ yếu là 18 – 24 tuổi, và có đến 30% là Nam. Đây chắc hẳn là vấn đề lớn, có thể do nội dung trên website và các chiến dịch quảng cáo của bạn đang thu hút chưa đúng nhóm đối tượng, cần tiến hành điều chỉnh lại. Đúng sản phẩm, đúng đối tượng là bước đầu tiên hết để tăng tỷ lệ mua hàng.
Để kiểm tra các thông tin nhân khẩu học của những người viếng thăm website, bạn có thể vào phần Audience >> Demographics hoặc Interests.
Cũng ở phần Audience >> Overview, bạn sẽ thấy các biểu đồ tỷ lệ giữa New Visitor và Returning Visitor, nên nhớ cân đối giữa 2 nhóm này. New Visitor sẽ giúp bạn tăng doanh thu trong ngắn hạn. Nhưng trong dài hạn, nếu họ không quay lại và trở thành Returning Visitor, chắc hẳn doanh nghiệp của bạn sẽ gặp vấn đề lớn, vì cứ phải đổ tiền tìm kiếm khách hàng mới, trong khi khách hàng cũ bỏ đi hết, không mua lại lần thứ 2, thứ 3…
Về lý thuyết, tỷ trọng doanh thu nên cân bằng với tỷ trọng chi phí cho các kênh đó trong tổng thể ngân sách. Nếu bạn đang dồn phần lớn ngân sách cho nhóm kênh Social (Facebook, Instagram, Zalo) tuy nhiên doanh thu từ Social lại khá thấp, trong khi doanh thu từ tìm kiếm tự nhiên (Google, Bing, Cốc Cốc) lại cao nhất. Vậy có lẽ bạn nên cân nhắc tối ưu lại các chiến dịch Social, hoặc cân đối nguồn lực sang tối ưu kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO) thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Để kiểm tra tỷ trọng doanh thu theo Kênh trên website, bạn có thể vào phần Acquisition >> All Traffic >> Channel.
Chiến dịch khuyến mại Tết vừa qua bạn chạy quảng cáo trên Facebook, thuê KOL đánh giá sản phẩm, chạy Banner trên vài trang báo, gửi Email và SMS cho khách hàng nữa. Như vậy nhóm quảng cáo nào đem về nhiều truy cập nhất, nhóm quảng cáo nào có doanh thu cao nhất? Bạn cần nắm rất rõ những kết quả này để báo cáo và rút kinh nghiệm cho các chiến dịch sau này.
Để xem kết quả chiến dịch chi tiết, bạn có thể vào phần Acquisition >> All Traffic >> Source/Medium hoặc Acquisition >> Campaigns >> All Campaigns.
Lưu ý: cần cài thu thập campaign data bằng gắn các nhãn tracking trước.
Khách hàng đang làm gì trên website của bạn, họ xem sản phẩm nào nhiều nhất, xem xong có mua không, họ đọc bài viết nào nhiều, đọc xong có đọc tiếp các bài khác không, thời gian họ ở lại trên trang là bao nhiêu? Hiểu các hành vi này của khách hàng giúp bạn có những điều chỉnh thích hợp về sản phẩm, nội dung bài viết, thiết kế và điều hướng trên website sao cho giữ chân khách hàng lâu hơn, hay hối thúc họ mua sản phẩm sau khi xem xong.
Để xem phần này, bạn vào Behavior >> Site Content >> All Pages.
Có thể xem đây là trọng tâm của việc tối ưu tỷ lệ chuyển đổi mua hàng trên website. Bạn cần hình dung được rất rõ về mô hình phễu bán hàng (Goal Funnel). Người dùng phải đi qua bao nhiêu bước trên hành trình mua hàng từ lúc xem sản phẩm đến hoàn thành thanh toán? Trên hành trình ấy, bước nào có tỷ lệ thất thoát lớn nhất (tức là khách hàng bỏ đi không hoàn thành bước đó). Tập trung đội ngũ vào cải thiện bước đó, cũng như cải thiện cả hành trình sao cho tỷ lệ hoàn tất thanh toán về sát với tỷ lệ thêm vào giỏ hàng, cũng như nâng các tỷ lệ này lên cao hơn trung bình ngành, lên cao nhất có thể.
Ví dụ đây là một Funnel Visualization hoàn chỉnh. Bạn có thể tìm thấy nó ở phần Conversions >> Goals.
Cuối cùng, để kịp thời điều chỉnh và đưa ra các chương trình mới để thúc đẩy doanh số, bạn cũng cần theo dõi tình hình mua hàng trên website hàng ngày, hàng tuần. Bạn có thể xem các thông tin tổng quan đến chi tiết trong phần Conversions >> Ecommerce.
Một cách chuyên nghiệp hơn, bạn có thể kết nối Google Analytics với Google Data Studio và thiết lập các báo cáo đơn giản theo thời gian thực như ví dụ này. Hoặc cũng có thể kết nối và đổ dữ liệu về Google Sheet, thậm chí là tự xuất ra dạng Excel cũng được.
Trên đây là một số case-study đơn giản, dễ hình dung giúp bạn phân tích website từ đó cải thiện để tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.
Nguồn: brandcamp